Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh

Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn trong mỗi gia đình bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho con người mỗi ngày. Đặc biệt là các chất vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp cân bằng di dưỡng trong cơ thể. Nhưng hiện nay việc người tiêu dùng có được sử dụng các loại thực phẩm quan trọng này có đảm bảo chất lượng an toàn và sạch hay không đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh
Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm sạch mà đặc biệt là nguồn rau và an toàn ngày càng cao. Vì vậy, nhiều mô hình trồng rau sạch đang được đầu tư, phát triển. Nhiều sản phẩm rau sạch mang thương hiệu từng bước đi vào các cửa hàng, siêu thị lớn để cung ứng cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Trong số những mô hình trồng rau sạch, nổi lên mô hình trồng rau thủy canh đang rất phát triển và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Kỹ thuật này tạo ra vô số điều kiện thuận lợi. Từ việc phát triển cây trồng không tốn diện tích đất canh tác, lợi thế thu hoạch sản phẩm cao. Tránh các tình trạng thất thu do các điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Đáp ứng nhu cầu rau sạch vệ sinh an toàn thực phẩm của con người trong thời kỳ phát triển hiện đại.

Đây là mô hình trồng rau mới, tiên tiến và cần có sự tìm hiểu về kỹ thuật trồng trước khi bắt đầu triển khai. Do vậy, Công ty CP ĐT TM DV Tin Cậy xin gửi đến quý khách hàng bài viết về một số kiến thức căn bản về kỹ thuật trồng rau thủy canh. Để khách hàng có những hiểu biết nhất định trước khi bắt tay vào thực hiện tốt kỹ thuật này.

Thủy canh là kỹ thuật trồng rau không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể không phải là đất, giá thể có thể cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vercumilite perlite… Kỹ thuật thủy canh là một trong những nghề làm vườn hiện đại. Chọn lựa môi trường tự nhiên cần thiết cho cây phát triển là chọn sử dụng những chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tránh được sự phát triển của côn trùng, cỏ dại và các bệnh tật từ đất.

vườn rau thủy canh nhà bà Cúc
vườn rau thủy canh nhà bà Cúc
trồng rau thủy canh bằng phương pháp nhỏ giọt
trồng rau thủy canh bằng phương pháp nhỏ giọt

Nền nông nghiệp hiện đại trong tương lai cần nhân rộng và phát triển nhiều mô hình trồng rau thủy canh. Vì những ưu điểm nổi bật như: ít tốn diện tích, thích hợp trồng ở nhiều nơi. Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới. Trồng được nhiều vụ trong năm. Không sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại khác. Năng suất cao; sản phẩm hoàn toàn sạch và đồng nhất, giàu dinh dưỡng và tươi ngon. Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi tường. Tận dụng công lao động nhàn rỗi.

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Trong thủy canh, tất cả các chất cần thiết cung cấp cho cây đều được sử dụng dưới dạng các muối khoáng vô cơ hòa tan trong dung môi là nước. Sự thành công hay thất bại của việc trồng rau thủy canh đều phụ thuộc vào việc xử lý chất dinh dưỡng. Thông qua giá trị pH, độ dẫn điện EC và tổng chất rắn hòa tan TDS trong dung dịch thủy canh. hay còn gọi tắt là KIỂM SOÁT PH, EC, TDS TRONG DUNG DỊCH THỦY CANH

Các chất dinh dưỡng cần thiết và nồng độ của chúng trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh.

Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh
Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh
Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh
Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh

Trong môi trường dinh dưỡng, pH có vai trò rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Giá trị pH được tính trên mức độ hoạt động của các nguyên tố khác nhau với cây trồng. Việc điều khiển pH rất quan trọng. Giúp ngăn chặn sự pH tăng lên quá cao sẽ thải ra các muối acid vào môi trường là nguyên nhân làm cho các chất độc trong môi trường tăng lên. Gây ra tình trạng kết tủa Ca­­3(PO4)2, gây nghẹt ống dung dịch và bám quanh rễ cây, hạn chế sự dẫn nước. Nếu pH giảm xuống thì cây sẽ thải ra các thành phần ion bazo. Có thể làm giới hạn việc hấp thu các muối gốc acid, nên rễ cây không cần thiết hấp thụ.

Sản phẩm phù hợp với axit hóa dung dịch dinh dưỡng thủy canh là axit sulfuric, axit photphoric và axit nitric hoặc tăng độ kiềm hóa bằng kali hydroxit. Amoni/ nitrat là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến độ pH của dung dịch dinh dưỡng.

pH tối ưu trong dung dịch thủy canh là 5,8 – 6,5

Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh
Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh

Ngoài ra trong nghiên cứu, chúng ta còn có thể có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện (EC); sự phân huỷ của các muối khoáng (TDS) để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi trồng thuỷ canh. Chỉ số EC (mS) chỉ diễn tả tổng nồng độ ion hoà tan trong dung dịch, chứ không thể hiện được nồng độ của từng thành phần riêng biệt.

Giá trị độ dẫn điện (EC) tốt nhất là trong khoảng 1,5  – 2,5 ms/cm.

Tùy vào đối tượng rau ăn lá: EC thích hợp trong khoảng 1,6 – 1,8 ms/cm; rau ăn trái là 2 – 2,2 ms/cm. Giá trị EC cao hơn sẽ ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng. EC thấp sẽ ảnh hưởng đến sức sống và năng suất cây. Khi cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước từ dung dịch, tổng nồng độ muối và EC đều thay đổi.

Trong suốt quá trình tăng trưởng cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần. Do vậy duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng.

Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất. Hậu quả là nồng độ dung dịch sẽ câo và gây độc cho cây. Khi đó ta cần phải bổ sung nước vào môi trường. Ngược lại EC thấp, cây hấp thu khoáng chất nhanh hơn nước. Khi đó cần bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch. Việc bổ sung nuớc hay khoáng chất còn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây mà bổ sung khoáng chất thích hợp.

Tỉ số EC và TDS giúp ta biết được nồng độ ion trong dung dịch.

Theo tài liệu của Viện paster TP.HCM, tổng chất rắn hòa tan TDS cho cây ăn lá là 545ppm và cây ăn trái là 1.500 – 2.000ppm.

Một số giới hạn của EC và TDS đối với một số loại cây trồng:

Cây trồngEC (ms/cm)TDS (ppm)
Cẩm chướng2,4 – 5,01.400 – 2.450
Địa lan0,6 – 1,5420 – 560
Hoa hồng1,5 – 2,41.050 – 1.750
Cà chua2,4 – 5,01.400 – 3.500
Xà lách0,6 – 1,5280 – 1.260
Xà lách xoong0,6 – 1,5280 – 1.260
Cây chuối1,5 – 2,41.260 – 1.540
Cây dứa2,4 – 5,01.400 – 1.680
Dâu tây1,5 – 2,41.260 – 1.540
Ớt1,5 – 2,41.260 – 1.540

Qua tìm hiểu những đặc điểm cơ bản trong trồng rau thủy canh. Việc trang bị những thiết bị xác định nhanh giá trị pH, EC, TDS là rất cần thiết. Giúp xác định nồng độ dung dịch một cách chính xác. Tránh tình trạng dung dịch pha quá loãng không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho cây hoặc hàm lượng dinh dưỡng quá đặc gây lãng phí và làm cây bị ngộ độc và điều chỉnh pH kịp thời.

Công ty CP ĐT TM DV Tin Cậy xin gửi đến quý khách hàng những thiết bị chuyên dụng trong rau thủy canh như sau:

Bút đo độ dẫn EC Hanna HI98304
Bút đo độ dẫn EC Hanna HI98304
Máy đo pH Hanna Hi 98107
Máy đo pH Hanna Hi 98107

 

Bút đo pH/EC/TDS/nhiệt độ Model: Hi 98130
Bút đo pH/EC/TDS/nhiệt độ Model: Hi 98130

 

Bút đo độ dẫn EC/TDS cho dung dịch phân bón. Model: HI 98312
Bút đo độ dẫn EC/TDS cho dung dịch phân bón. Model: HI 98312

Với những thông tin về đặc điểm quan trọng trong kỹ thuật trồng rau thủy canh mà Công ty CP ĐT TM DV Tin Cậy đã tìm hiểu được trong quá trình tư vấn khách hàng, tìm hiểu qua thực tế, tài liệu và với sự hỗ trợ của các thiết bị trên. Công ty chúng tôi hy vọng quý khách hàng sẽ thực hiện thành công kỹ thuật này để đem lại nguồn rau đảm bảo chất lượng cho bữa ăn. Tạo không gian xanh, đem lại nguồn thu nhập và lợi nhuận kinh tế cao.


Mọi thắc mắc về “Kiểm Soát pH, EC, TDS Trong Dung Dịch Thủy Canh”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo