Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học
Ngộ độc phân bón hoá học ở cây trồng xảy ra khi cây hấp thụ quá nhiều phân bón hoặc khi sử dụng phân bón không đúng cách. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần lưu ý kỹ càng để đảm bảo năng suất cây trồng và hiệu quả mùa vụ.
Sử dụng phân bón hoá học không hợp lí khiến độc tố tích tụ trọng cây
1. Dấu hiệu nhận biết cây bị ngộ độc phân bón
- Lá bị cháy, xoăn, co rút dị dạng
- Lá có màu xanh bất thường
- Vàng lá, héo rủ khi nắng lên
- Héo hoàn toàn, ngã gục, chết
- Đầu rễ bị đen, không thể hút được nước và khoáng
2. Các nguyên nhân chính
- Sử dụng quá liều phân bón hoá học: Lượng phân bón vượt ngưỡng cho phép cây hấp thụ, lâu dần sẽ tích tụ và gây ngộ độc
- Sử dụng phân bón hoá học không phù hợp: Tỉ lệ dinh dưỡng giữa các loại cây trồng là khác nhau, giữa các giai đoạn sinh trưởng của cây cũng có tỉ lệ dinh dưỡng khác nhau; vượt rập khuôn áp dụng từ cây này qua cây khác cũng gây ra tình trạng này
Lượng phân bón cho cây chưa được cân đối
- Không tuân thủ hướng dẫn sử dụng: tự ý phối trộn không theo tỉ lệ, quy định của nhà sản xuất cũng gây ra tình trạng này.
- Không tưới đủ nước sau khi sử dụng phân bón hoá học: cây trồng hấp thụ phân bón theo dạng chất hoà tan, việc tưới thiếu nước sau khi bón phân khiến cho phân bón không được cây hấp thụ ngược lại còn tích tụ gây ngộ độc.
3. Biện pháp xử lý
Việc đầu tiên cần tuân thủ đúng các y định về sử dụng phân hoá học để tránh xảy ra các tỉnh trạng trên
- Khi cây đã bị ngộ độc phân bón có thể xử lý như sau:
- Tưới nước làm loãng phân trong trường hợp bón như phân để phân chảy tràn tránh tích trữ độc tố. Luôn luôn tưới cho phân tan hoàn toàn. Phân bón không tan kết hợp với nắng nóng rất dễ làm cây ngộ độc.
- Cung cấp phân hữu cơ để ổn định kết cấu đất: Bất kể phân hoá học nào khi bón vào đất đều khiến đất bị chua (pH giảm), việc cung cấp phân hữu cơ giúp cho kết cấu của đất bị thay đổi ảnh hưởng đến việc trao đổi chất ở cây trồng. Kết hợp Humic để tăng hiệu quả của phân hữu cơ, giải độc các kim loại nặng tích trữ, cân bằng pH và kích cây ra rễ.
Xem thêm về Axit Humic tại đây
- Cung cấp các chất điều hoà tính mát cho bộ lá: Việc phun qua lá lúc này rất quan trọng, lá là bộ phận hấp thụ nhanh nhất ở cây trồng, chiếm diện tích lớn nhất ở cây. Chất vì vậy phun lên lá các chất có tính mát và giảm stress như: Amino acid, Seaweed, vitamin, hooc môn điều hoá sinh trưởng,… sẽ giúp cây chống chịu, hỗ trợ nhanh tình trạng thiếu hụt khoáng do rễ không cung cấp được.
- Có thể phun phân bón lá tuy nhiên chỉ một lượng rất nhỏ để tránh tình trạng ngộ độc phân hoá học tăng lên.
- Ngoài ra khi cây bị ngộ độc phân hoá học cây rất dễ nhiễm các loại bệnh hại như: nấm, vi rút, vi khuẩn, sâu hại,… Việc phòng và trị lúc này cũng không được chủ quan
4. Khuyến cáo lượng phân bón vừa đủ (Cây sầu riêng giai đoạn 1 – 3 năm)
Tuổi cây (năm) | Số lần bón (năm) | Liều lượng N-P-K (g/cây/năm) | Lượng phân (g/cây/năm) | ||||
N | P2O5 | K2O | Ure | Lân | Kali | ||
1 | 6-9 | 200-300 | 100-200 | 100-200 | 435-652 | 625-1.250 | 200-400 |
2 | 4-6 | 300-450 | 200-300 | 200-300 | 652-978 | 1.250-1.875 | 400-600 |
3 | 4-6 | 450-600 | 300-400 | 350-500 | 978-1.304 | 1.875-2.500 | 700-1.000 |
(Bảng số liệu mang tính chất tham khảo, cần cân đối lượng phân bón tuỳ theo loại đất canh tác)
Nếu cây trồng đã bị ngộ độc phân bón hoá học, chúng ta cần xử lý kịp thời để cứu cây và khắc phục tình trạng.
Chủ vườn chia sẻ mua phải phân NPK kém chất lượng làm cây rụng toàn bộ lá
Tuy ngộ độc phân bón hoá học ở cây trồng là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng với sự chú ý và quan tâm, chúng ta có thể ngăn ngừa và giải quyết tình huống này một cách hiệu quả. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và tuân thủ quy định sử dụng phân bón sẽ giúp cho chúng ta tránh gặp những tình trạng trên.
Tác giả: Duy Tân
Mọi thắc mắc về bài viết “Cây trồng bị ngộ độc phân bón hóa học”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7