Cách Xổ Ký Sinh Trùng Cho Cá Koi
Môi trường nước nuôi cá Koi bị ô nhiễm, không đảm bảo trong sạch cá Koi sẽ dễ bị nội ngoại ký sinh trùng tấn công bên ngoài và bên trong cơ thể cá Koi. Khi bị chúng tấn công sẽ làm cho cá Koi bị thương, sức khỏe yếu, kém phát triển, màu sắc cá thay đổi không còn đẹp như ban đầu.
Nguyên nhân cá Koi bị ký sinh trùng là gì? Tác hại ký sinh trùng gây ra cho cá Koi như thế nào? Cách xổ ký sinh trùng cho cá Koi như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về vấn đề này.
Nội ký sinh, ký sinh trong ruột cá, trong ống dẫn mật, gây tắc ống mật, tắc ruột,..: giun, sán, sán mang
Ngoại ký sinh bán vào thân, mang cá: trùng mỏ neo, loa kèn, đỉa cá, rận nước, trùng bánh xe, sán lá 16 móc, sán lá 18 móc,…
Nguyên nhân cá Koi bị ký sinh trùng
- Môi trường nước hồ nuôi bị ô nhiễm, chất hữu cơ thức ăn thừa lâu ngày tích tụ, thời tiết nắng nóng kéo dài làm nước trở nên vẫn đục
- Hệ thống lọc không đảm bảo
- Đèn UV bị hư hoặc không đủ công suất xử lý
- Hồ lâu ngày không được vệ sinh, thay nước sạch định kỳ
- Không diệt khuẩn nguồn nước định kỳ
- Không cung cấp chế phẩm vi sinh định kỳ giúp cải thiện chất lượng nước
- Hồ nuôi diện tích quá nhỏ mà mật độ thả nuôi quá dày
- Thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài, mưa lớn bất chợt, giao mùa làm cá bị sốc giảm sức đề kháng
Tác hại của ký sinh trùng đến cá Koi
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị ký sinh trùng
Các bước xổ ký sinh trùng cho cá Koi
- Cắt thức ăn 1 ngày trước khi xổ ký sinh trùng
- Nên giảm khoảng 50% thức ăn trong 3 ngày xổ ký sinh trùng
- Phòng bệnh: 100g NOVA PRAZIQUANTEL/20 – 25 kg thức ăn, 1 lần/ngày, liên tục 3 ngày, cứ mỗi 3 – 4 tuần cho ăn 1 đợt.
- Trị bệnh: 150g NOVA PRAZIQUANTEL/20 – 25 kg thức ăn, 1 lần/ngày, liên tục 3 – 5 ngày.
- Nên kết hợp trộn thêm VITAMIN C trong thời gian dùng thuốc để tăng sức kháng bệnh cho cá.
- Sau khi xổ ký sinh trùng thay nước 3 ngày liên tục, mỗi ngày 30% lúc chiều mát. Đồng thời dùng NOVADINE (IODINE) 100m/200 – 250 m3 diệt khuẩn lại nguồn nước. Hòa với nước tạt khắp mặt hồ lúc trời mát
- Tăng cường cung cấp oxy cho hồ
- Sau 2 ngày diệt khuẩn tạt bổ sung men vi sinh EM AQUA cá Koi 200ml/100m3 giúp cung cấp vi sinh có lợi cho hồ nuôi. Định kỳ 3 – 5 ngày/lần, tạt buổi sáng.
- Sau khi xổ ký sinh trùng xong trộn men tiêu hóa BACILAC 5g/kg thức ăn + thuốc bổ gan HEPATOL 3ml/kg thức ăn. Kích thích cá Koi tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt, cung cấp acid amin, vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu cho cá Koi. Đồng thời giúp gom và đẩy xác ký sinh trùng ra ngoài.
Cách phòng ký sinh trùng trên cá koi
- Trong quá trình nuôi, 3 – 5 ngày tạt men vi sinh EM AQUA cá Koi 200ml/100m3 buổi sáng, hỗ trợ ổn định màu nước, kiểm soát tảo, cải thiện chất lượng nước, cung cấp nhiều vi sinh có lợi cho hồ nuôi.
- Cần thay nước sạch thường xuyên cho hồ. Kiểm tra vệ sinh hệ thống lọc
- Định kỳ 10 – 15 ngày dùng NOVADINE diệt khuẩn nguồn nước hồ nuôi
- Cần trộn VITAMIN C, men tiêu hóa BACILAC, thuốc bổ gan HEPATOL vào thức ăn giúp cá koi tăng sức đề kháng, tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh
- Khoảng 1 tháng/lần trộn cho cá koi ăn NOVA PRAZIQUANTEL (thuốc trị nội ngoại ký sinh): 100g /20 – 25kg thức ăn, 1 lần/ngày, liên tục 3 ngày.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích, giúp người nuôi có biện pháp xử lý ký sinh trùng trên cá koi và giải pháp phòng bệnh giúp đàn cá koi luôn khỏe mạnh.
Hẹn gặp lại ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Cách xổ ký sinh trùng cho cá Koi”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6