Nguyên Nhân Tôm Bị Rớt Đáy Và Giải Pháp Xử Lý
Tôm bị rớt đáy cũng là vấn đề đau đầu của rất nhiều bà con, tôm rớt đáy do rất nhiều nguyên nhân. Sau khi xi – phông lượng chất thải trong ao kéo theo đó là nhiều xác tôm, có những lúc lượng xác tôm rớt đáy xi – phông ra ngày càng nhiều.
Vậy những nguyên nhân nào làm tôm rớt đáy và giải pháp xử lý như thế nào cho hiệu quả để hạn chế những tổn thất đến mức thấp nhất, cải thiện năng suất vụ nuôi, Thủy Sản Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu về vấn đề này
Nguyên nhân tôm rớt đáy
- Môi trường thay đổi đột ngột (nắng nóng, mứa lớn) làm biến động các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, kH, nhiệt độ, O2, khí độc,…Nhiệt độ giảm thấp làm tôm có xu hướng xuống đáy ao tìm nơi nước ấm, trong khi đó đáy ao là nơi tìm ẩn chất thải hữu cơ, khí độc H2S, NH3, NO2 làm tôm nhiễm khí độc dẫn đến rớt đáy
- Mật độ nuôi quá dày, không đủ môi trường sống cho tôm hoạt động, phát triển. Tôm bị stress dẫn đến lột xác hàng loạt kéo theo đó là chất lượng nước ao xấu, thiếu oxy và thiếu hụt khoáng à Tôm rớt đáy nhiều
- Nguồn thức ăn kém chất lượng, không đảm bảo đầy đủ hàm lượng đạm, vitamin, khoáng chất cho tôm sinh trưởng, phát triển. Tôm bị còi cọc, yếu ớt, dễ nhiễm bệnh và bị rớt đáy
- Không đủ khoáng chất cho tôm lột xác dẫn đến tôm lột xác không thành công, dính vỏ, dính đuôi, mềm vỏ à Tôm rớt đáy
- Tôm bị các loại nấm bệnh
- Môi trường nước ao nuôi ô nhiễm, ao bị sụp tảo, thiếu oxy trong quá trình lột xác
Giải pháp xử lý
- Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, kH, O2, Ca, Mg, H2S, NH3, NO2, nhiệt độ, độ mặn…để xử lý điều chỉnh kịp thời
- Thả nuôi với mật độ vừa phải phù hợp với điều kiện của từng mô hình. San thưa, nuôi tôm 2 – 3 giai đoạn để dễ quản lý, hạn chế ô nhiễm môi trường từ đó giảm thiểu dịch bệnh cho tôm, tôm nhanh về đích nâng cao năng suất
- Ao bạt: 100 – 150 con/m2. Mô hình nuôi siêu thâm canh ao có độ sâu trên 1.4m: 200 – 250 con/m²
- Ao đất: 60 – 80 con/m2
- Lựa chọn thức ăn chất lượng hàm lượng đạm, dinh dưỡng, cỡ thức ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi giúp tôm hấp thụ tốt thức ăn. Canh nhá, điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp để hạn chế thất thoát tránh gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
- Cung cấp đầy đủ khoáng chất: Kali, Caxi, Magie,…giúp tôm đủ khoáng chất cho quá trình lột xác, lột xác nhanh cứng vỏ. Nên kết hợp cung cấp khoáng cho tôm bằng 2 cách: tạt vào nước và trộn vào thức ăn
- Khoáng NOVA-CALPHOS (dạng nước) cung cấp đầy đủ cho các khoáng chất cần thiết cho tôm, tôm mau lớn, mau lột xác, tôm cứng vỏ nhanh. Ngăn ngừa tôm chết khi lột vỏ dính chân, dính giáp đầu ngực. Trộn cho ăn: 5 ml/kg thức ăn, mỗi tuần cho ăn 2-3 lần. Phòng bệnh cong thân đục cơ, tạt 1 lít/2.000 – 3.000m3, 1-2 lần/ngày.
- Khoáng AZOMITE (dạng bột). Trộn cho ăn: 5g/kg thức ăn, ngày ăn 2 lần, cho ăn liên tục 5 ngày ngưng 5 – 7 ngày. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết vụ. Tạt 1 – 1,5 kg/1000m3, 7 – 10 ngày/lần
- Tăng cường cung cấp đầy đủ oxy cho tôm trong suốt quá nuôi và quá trình lột xác bằng quạt nước và hệ thống sục khí đáy. Ngoài ra cần dự trữ NOVA OXYGEN giúp cung cấp oxy 10-18 giờ khi cần thiết.
- Tăng cường tạt men vi sinh EM Aqua + men vi sinh xử lý đáy ao + men vi sinh chuyển xử lý khí độc NH3, NO2 giúp kiểm soát khí độc, xử lý xác tảo, cải thiện nhanh chất lượng nước ao, cung cấp vi sinh có lợi
- Xi – phông thường xuyên, thay nước định kỳ (nếu có điều kiện) luôn giữ môi trường nước ao trong sạch cho tôm hoạt động, sinh trưởng, phát triển, nhanh lớn về đích
- Để hạn chế vi khuẩn gây bệnh tấn công tôm cần thường xuyên bổ sung men vi sinh EM Aqua vào thời điểm lột xác và men tiêu hóa ngay sau khi lột.
- Trong quá trình nuôi, định kỳ 3 – 5 ngày tạt men vi sinh EM2 được ủ tăng sinh từ EM AQUA giúp kiểm soát tảo, hạn chế tình trạng sụp tảo, giảm ô nhiễm nguồn nước, phân hủy chất hữu cơ, thức ăn thừa, làm sạch nước.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bà con xác định rõ nguyên nhân làm tôm rớt đáy, từ đó có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, hạn chế tổn thất, nâng cao chất lượng và năng suất vụ nuôi.
Hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Nguyên nhân tôm bị rớt đáy và giải pháp xử lý”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10