Chăn nuôi heo trên nền đệm lót là heo được nuôi trong chuồng với nền chuồng là lớp đệm bằng các chất hữu cơ đã được lên men bằng vi sinh vật. Vi sinh vật được sử dụng là các vi sinh vật có ích EM (Effective Microorganisms). Đệm lót được sử dụng từ 6 tháng đến 1, 2 năm mới phải thay.

1. Tác dụng của đệm lót sinh học đã được lên men bằng EM
– Phân hủy phân và nước tiểu heo, vì vậy khử được mùi hôi thối, khí độc trong chuồng trại. Đảm bảo được môi trường, giảm dịch bệnh, lợn tăng trưởng tốt.
– Giảm quần thể ruồi, nhặng, muỗi ở môi trường xung quanh.
– Giảm nhân công, điện, nước, thuốc điều trị.
– Tăng chất lượng của sản phẩm thịt (thị thơm, ngọt) và tỷ lệ thu hồi sau giết mổ của đàn heo.
– Tỷ xuất tiêu thụ thức ăn giảm đi do thức ăn đã được lên men bằng EM do đó chi phí thức ăn giảm.
– Lớp đệm lót cũ sau khi được thay bằng lớp mới, được dùng làm phân bón rất tốt
– Hiệu quả kinh tế tăng lên.
2. Kết cấu chuồng trại
– Chuồng hở, mái kép, diện tích chuồng 10-20 m2, thích hợp nhất là 20m2 nuôi 15 con heo thịt.
– Nền chuồng đất nện chặt.
– Có hệ thống phun nước làm mát và giữ ẩm đệm lót
– Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở hai phía đối nhau để giúp heo tăng vận động, làm đảo trộn chất làm đệm có lợi cho quá trình xử lý của đệm lót.
– Tùy vị trí của chuồng trại so với mạch nước ngầm có thể làm nền chuồng theo 3 dạng:
- Chìm
- Nửa chìm, nửa nổi
- Nổi
– Độ dày của lớp đệm lót sinh học 50-70 cm. – Hàng năm, bổ xung thêm chất đệm lót do bị sụt giảm độ cao.
Hướng dẫn làm Bokashi
Quá trình điều chế cũng giống như làm Bokashi kỵ khí. Sau khi trộn, đặt hỗn hợp vừa pha chế lên sàn bê tông và che phủ bằng vải đay, thảm rơm rạ hoặc vật liệu tương tự như chiếu, bao tải. Nên trộn trong nhà để tránh không bị mưa.
Trong điều kiện háo khí, Bokashi lên men, nhiệt độ tăng, lý tưởng nhất là giữ nhiệt độ ở 35 – 450C. Chú ý kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, sử dụng nhiệt kế bình thường. Nếu nhiệt độ tăng quá 450C cần tãi ra đảo đều Bokashi để thông khí. Bokashi háo khí có thể dùng được sau từ 5-7 ngày. Bokashi háo khí sử dụng được khi cho mùi men ngọt và nhìn thấy mốc trắng trên bề mặt. Tốt nhất là sử dụng ngay sau khi pha chế. Nếu cần bảo quản, rải đều lên mặt sàn bê tông, làm khô trong râm mát và cho vào túi nilon.
Một số ví dụ về các loại vật liệu để chế tạo Bokashi háo khí (phân bón hữu cơ vi sinh)
*Từ phân động vật:
– Phân động vật : 1-5 phần.
– Cám gạo: 1 phần.
– Trấu : 1 phần.
– EM1 và rỉ đường pha thành dung dịch như chế tạo Bokashi cơ bản.
*Từ rơm , rạ:
– Rơm, rạ: 200kg
– cám gạo: 20kg ( 10% so với rơm, rạ )
– Phân gà : 10kg ( 5% so với lượng rơm , rạ)
– EM1 và rỉ đường pha thành dung dịch như chế tạo Bokashi cơ bản..
*Từ các chất thải hữu cơ khác ( cỏ, rác nhà bếp, rác chợ…)
– Chất thải hữu cơ: 200kg
– Cám gạo : 20kg ( 10% so với chất thải hữu cơ)
– Trấu: 10kg ( 5% so với chất thải hữu cơ)
– EM1 và rỉ đường pha thành dung dịch như chế tạo Bokashi cơ bản.
Các bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách làm Bokashi tại đây
Bà con có nhu cầu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại (08) 2253 3535 hoặc 0903 908 671
Chúc bà con chăn nuôi heo thành công và đạt năng suất cao.
Bài viết liên quan
Cách Nhận Biết Và Chữa Trị Cá Koi Bị Xuất Huyết
Cách Nhận Biết và Chữa Trị Cá Koi Bị Xuất Huyết Mình rất ngưỡng mộ [...]
Th5
Cách Xác Định Nồng Độ pH Trong Hồ Cá Koi
Cách Xác Định Nồng Độ pH Trong Hồ Cá Koi pH là chỉ số đo [...]
Th5
5 Loại Hoá Chất Dùng Để Diệt Ký Sinh Trùng Trong Ao Nuôi Thuỷ Sản
5 Loại Hoá Chất Dùng Để Diệt Ký Sinh Trùng Trong Ao Nuôi Thuỷ Sản [...]
Th5
Hướng Dẫn Xử Lý Hồ Câu Cá Giải Trí Bị Nhiễm Phèn
Hướng Dẫn Xử Lý Hồ Câu Cá Giải Trí Bị Nhiễm Phèn Cuối tuần Tin [...]
Th5
Sự Cần Thiết Của Vi Sinh Trong Nuôi Tôm
Sự Cần Thiết Của Vi Sinh Trong Nuôi Tôm Nghành công nghiệp nuôi tôm tại [...]
Th5
Những Lưu Ý Quan Trọng Về Cách Ủ Và Bảo Quản Men Vi Sinh Em Aqua
Những Lưu Ý Quan Trọng Về Cách Ủ Và Bảo Quản Men Vi Sinh EM [...]
Th5