Các Chế Phẩm Dẫn Xuất Của EM Và Cách Chế Tạo

Dung dịch EM gốc (EM1)

  • Dung dịch EM gốc là chất lỏng có màu nâu vàng với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt. Độ pH < 3,5.
  • Nếu dung dịch có mùi thối, hoặc độ pH > 4,0 thì được coi là EM hỏng và không dùng được.
  • Bảo quản EM1 ở nhiệt độ bình thường, ổn định, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Thời gian bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm.
  • Dung dịch EM gốc thường được sử dụng để chế tạo ra các chế phẩm dẫn xuất khác.
  • Nếu thấy trên bề mặt có lớp váng mỏng màu trắng khi bảo quản, lớp VSV này không có hại và không ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm.
  • Hiện nay trên thế giới có nhiều chế phẩm vi sinh. Nhưng chỉ có chế phẩm EM-1 mang logo màu xanh đã được tổ chức EMRO Nhật bản đăng ký bản quyền ở mỗi nước mới là sản phẩm chính thống do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa ở Okinawa, Nhật bản phát minh ra được EMRO đảm bảo mà thôi.

Dung dịch EM thứ cấp

Dung dịch EM thứ cấp là chế phẩm được chế tạo bằng quá trình lên men kỵ khí từ EM1. Quá trình pha chế EM thứ cấp như sau:

Nguyên liệuLượng sử dụng
Nước100 lít
EM gốc5 lít
Rỉ đường5 lít

(hoặc 5kg đường nâu)

Pha chế:

Trộn đều rỉ đường với nước và EM1.

Đổ hỗn hợp vào can nhựa hoặc thùng chứa bằng nhựa có nút đậy chặt (không nên dùng chai thuỷ tinh đựng hỗn hợp trên) và bảo quản ở nhiệt độ bình thường, đặt nơi mát tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

EM thứ cấp có thể dùng được khi độ pH < 4,0 sau khi lên men kỵ khí từ 5-10 ngày ( tuỳ nhiệt độ môi trường).

Sử dụng:

EM thứ cấp được sử dụng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên theo yêu cầu có thể bảo quản EM thứ cấp trong can nhựa kín, đặt nơi mát trong vòng 30 ngày.

Chú ý:

Không được nhân EM cấp 3 từ dung dịch EM thứ cấp vì như vậy sẽ dễ bị tạp nhiễm. Sự cân bằng vi sinh vật thay đổi và hiệu quả sẽ bị mất.

Chiết xuất cây trồng lên men bằng EM (EM F.P.E Fermented plant extract)

Chiết suất cây trồng lên men EM bằng cách sử dụng các loại thực vật và EM1. EM F.P.E bao gồm axit hữu cơ, chất hoạt động sinh học, khoáng chất và các chất hữu cơ có lợi khác từ thực vật. Chi phí sản xuất của EM F.P.E là rất thấp bởi vì chỉ cần sử dụng các loại thực vật trong quá trình này.

Công thức cơ bản pha chế EM F.P.E:

Nguyên liệu:

Các loại thực vật (chặt đoạn) (1)………………………….14 lít (2-3kg)

Nước (2)…………………………………………………………..14 lít

Rỉ đường (3)…………………………………………………………………420ml

EM1 (4)……………………………………………………………..420ml

(1)Sử dụng cỏ có mùi hương mạnh như cây ngải cứu, bạc hà và một số loại cây có giá trị y học để tăng hiệu quả. Quả còn xanh khi tỉa cành và cành non có thể kết hợp sử dụng. Sử dụng các loại cây cỏ khác nhau cần được khuyến khích để tăng chất hoạt động sinh học và đa dạng vi sinh vật. Cỏ nên cắt vào buổi sáng.

(2)Nước dùng chất lượng tốt. Có thể dùng một lượng nhỏ nước biển với tỷ lệ 0,1% rất có ích để cung cấp thêm khoáng chất cho cây trồng.

(3)Rỉ đường chiếm 3% tổng lượng nước.

(4)EM chiếm 3% tổng lượng nước.

Quá trình pha chế EM F.P.E như sau:

  1. Cỏ được chặt nhỏ thành đoạn (từ 2-5cm) rồi cho vào thùng.
  2. Hoà EM1 và rỉ đường vào nước sau đó đổ dung dịch vào thùng chứa cỏ.
  3. Đậy thùng chứa bằng túi nilon đen.
  4. đặt lên nilon một vật nặng để nén cỏ xuống. Trong thời gian đó cẩn thận không cho không khí vào thùng chứa và đậy nắp thùng lại.
  5. Bảo quản thùng chứa ở nơi ấm (từ 25-300C) và tránh ánh nắng mặt trời.
  6. Quá trình lên men bắt đầu và gas sẽ hình thành trong khoảng từ 5-10 ngày. Quá trình này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  7. Đảo trộn cỏ trong thùng thường xuyên để xả gas.

Bảo quản

EM F.P.E có thể sử dụng được khi độ pH của dung dịch < 4,0. Lọc EM F.P.E bằng vải lọc sau đó đóng vào chai hoặc can nhựa đậy kín.

EM F.P.E cần được bảo quản ở nơi tối, mát, có nhiệt độ ổn định. Không nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi có ánh nắng xuyên vào. EM F.P.E có thể sử dụng trong vòng 3 tháng.

Sử dụng

Có nhiều cách sử dụng EM F.P.E:

  1. Tưới vào đất theo tỷ lệ pha loãng 1:100-500 ( với cây con 1:500-1,000) bằng bình tưới, bình bơm hoặc nhỏ giọt vào hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi.
  2. Phun ướt cây trồng với tỷ lệ pha loãng 1:100-500 ( với cây con 1:500-1,000)

Áp dụng EM F.P.E được bắt đầu ngay từ đầu vụ, trước khi có sâu hại và dịch bệnh như là một biện pháp phòng ngừa bệnh. Nên phun đều đặn vào buổi sáng hoặc sau cơn mưa. Hiệu quả của EM F.P.E còn được tăng cường hơn nếu dùng phối hợp với EM5 theo tỷ lệ 50/50 (* Chi tiết sử dụng EM5 sẽ được trình bày ở phần sau).

Trong trường hợp nếu có sâu bệnh xuất hiện, cần phun EM FPE hàng ngày với nồng độ cao hơn (1:50-100) cho đến khi khắc phục hiện tượng này.

Bình thường nên phun EM F.P.E từ 1-2 lần/tuần trực tiếp lên cây trồng. Phun EM F.P.E thường xuyên đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh.

Dung dịch EM5

EM5 là chất ngăn ngừa, xua đuổi côn trùng, sâu hại, không phải hoá chất độc. Thông thường nó được phun lên cây với nồng độ 1/ 500-1/ 1000 pha loãng với nước.

Chuẩn bị EM5:

Để tăng hiệu quả của EM, cần cho thêm nhiều chất hữu cơ có hàm lượng chất chống ôxy hoá (ví dụ: tỏi, ớt, cây lô hội, lá nêm, hoa quả xanh, cỏ hoà thảo và các cây có giá trị y học cao….). Khi sử dụng các loại vật liệu này cần phải băm nhỏ hoặc xay nghiền trước khi điều chế.

Nguyên liệu:

Nước (1)…………………………………….600ml

Rỉ đường……………………………………100ml

Dấm (2)……………………………………..100ml

Rượu (3)…………………………………….100ml

EM1……………………………………………100ml

(1) Nước tốt nhất là nước sạch, nước ngầm, hoặc nước máy khử clo.

(2) Dấm tự nhiên tốt hơn là dấm hoá học.

(3) Rượu Whiskey hoặc cồn.

Phương pháp pha chế:

  1. Trộn rỉ đường với nước, chú ý để hoà tan rỉ đường hoàn toàn. Có thể sử dụng nước ấm để hoà tan nhanh rỉ đường.
  2. Đổ dấm, rượu (hoặc cồn pha loãng), sau đó cho EM1.
  3. Rót dung dịch hỗn hợp vào can nhựa (hoặc thùng) đậy nút kín. Đổ đầy can để duy trì điều kiện kỵ khí. Các cây, cỏ, quả được xay nghiền nhỏ cho vào can nhựa (nếu muốn).
  4. Bảo quản ở nơi ấm (25-300C), tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào.
  5. Khi thùng chứa có nhiều khí lên men, thường xuyên mở nắp để xả gas, sau đó đóng chặt lại như cũ.

EM5 có thể sử dụng khi gas không còn sinh ra nữa. EM5 có chất lượng tốt khi cho mùi thơm, ngọt (mùi ester/ rượu).

Bảo quản:

EM5 cần được bảo quản ở nơi tối, mát, có nhiệt độ ổn định, đồng nhất. Nếu sử dụng cây cỏ thì phải lọc trước khi cho vào bảo quản. Không được bảo quản trong tủ lạnh hoặc dưới ánh nắng mặt trời. EM5 sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi pha chế.

Sử dụng

Để tăng khả năng chống sâu bệnh EM5 được pha loãng trong nước theo tỷ lệ 1/100-500 ( với cây con 1:500-1,000) để phun ướt cây. Bắt đầu phun sau khi nảy mầm, trước khi sâu bệnh xuất hiện. Nên phun EM5 thường xuyên, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi mưa to.

Để khử mùi hôi phun EM5 với tỷ lệ pha loãng 1:100.

Bokashi

Các nguyên liệu cơ bản

Bokashi đ­ược làm bằng hầu hết các vật liệu hữu cơ. Một số ví dụ về vật liệu hữu cơ từ thực vật và động vật như­ sau:

  • Vật liệu từ thực vật:

Cám gạo, ngô, lúa mì, bột ngô, vỏ trấu, vỏ đỗ, rơm, rạ, bánh dầu, vỏ hạt bông, bùn ép, bã mía, bã củ cải, cỏ băm đoạn, mùn cư­a, sơ dừa, chất thải­ sau thu hoạch như vỏ quả trong công nghiệp thực phẩm), cỏ biển khô.

  • Vật liệu từ phế thải của động vật:

Bột cá, bột xư­ơng, phân bất kỳ của loại gia súc nào, phế thải từ công nghiệp chế biến thịt, vỏ cua, gia súc chết.

  • Loại vật liệu khác có thể đ­ược dùng là rác thải nhà bếp.

Nói chung khi làm Bokashi, tốt nhất là phải cân bằng giữa vật liệu từ thực vật và vật liệu từ động vật theo tỷ lệ 1:3:1. Tuy nhiên, cám đ­ược coi là thành phần quan trọng của Bokashi bởi vì nó chứa hàm l­ượng dinh dư­ỡng cao cho vi sinh vật.

Chuẩn bị

Bokashi đư­ợc phân loại theo thành phần. Tuy nhiên loại Bokashi cơ bản bao gồm những thành phần sau:

Cám gạo…………………………….100 lít

EM1……………………………………500ml

Rỉ đ­uờng(1)…………………………500ml

Nư­ớc(2)………………………………10 lít

(1) Nếu bạn không có rỉ đ­ường, có thể dùng bất kỳ loại đư­ờng nào. Một số vật liệu có thể sử dụng gồm đ­ường thô, nư­ớc vắt hoa quả và nư­ớc thải của công nghiệp r­ượu.

(2) Nư­ớc sạch không chứa các chất diệt khuẩn nh­ư clo. Lư­ợng nư­ớc cần để thêm vào sẽ phụ thuộc vào độ ẩm của vật liệu sử dụng. L­ượng nư­ớc vừa phải đủ để làm ẩm vật liệu không bị quá ư­ớt hoặc quá khô.

Hoà tan rỉ đ­ường với nư­ớc ấm theo tỷ lệ 5/100 sau đó cho EM1 vào dung dịch rỉ đư­ờng vừa điều chế.

Rót dung dịch EM vào chất hữu cơ và trộn đều. Chú ý rót từ từ và trộn đều trong khi đó vừa kiểm tra độ ẩm. Không đ­ược rót quá nhiều làm thừa n­ước. Độ ẩm cần đạt 30-40%, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tay nắm. Khi dùng tay nắm nó, cần giữ nguyên một khối không bị tơi ra. Tuy nhiên khi đụng vào nó dễ dàng tơi ra ngay.

Cho hỗn hợp vào túi kín gói lại không cho không khí vào (ví dụ bao giấy hoặc túi nhựa đen). Đặt túi đó vào một túi nilon khác để chống không khí đi vào. Buộc chặt miệng túi để duy trì điều kiện kỵ khí. Túi cần đư­ợc đặt ở nơi tối, tránh ánh sáng trực xạ để quá trình lên men tiến hành từ 5-7 ngày. Bokashi kỵ khí sử dụng đ­ược khi nó cho mùi lên men ngọt. Nếu nó sản sinh ra mùi chua và thối thì quá trình lên men thất bại. Bokashi kỵ khí cần sử dụng ngay sau khi pha chế. Nếu muốn bảo quản thì trải đều lên mặt sàn bê tông, hong khô trong bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời. Sau khi phơi cho hỗn hợp vào túi nilon đóng kín, tránh chuột hoặc các côn trùng khác tấn công.

Bokashi ­háo khí

Quá trình điều chế cũng giống nh­ư làm Bokashi kỵ khí. Sau khi trộn, đặt hỗn hợp vừa pha chế lên sàn bê tông và che phủ bằng vải đay, thảm rơm rạ hoặc vật liệu tư­ơng tự như­ chiếu, bao tải. Nên trộn trong nhà để tránh không bị m­ưa.

Trong điều kiện ­háo khí, Bokashi lên men, nhiệt độ tăng, lý tư­ởng nhất là giữ nhiệt độ ở 35 – 450C. Chú ý kiểm tra nhiệt độ th­ường xuyên, sử dụng nhiệt kế bình thư­ờng. Nếu nhiệt độ tăng quá 450C cần tãi ra đảo đều Bokashi để thông khí. Bokashi ­háo khí có thể dùng đư­ợc sau từ 5-7 ngày. Bokashi ­háo khí sử dụng đư­ợc khi cho mùi men ngọt và nhìn thấy mốc trắng  trên bề mặt. Tốt nhất là sử dụng ngay sau khi pha chế. Nếu cần bảo quản, rải đều lên mặt sàn bê tông, làm khô trong râm mát và cho vào túi nilon.

Một số ví dụ về các loại vật liệu để chế tạo Bokashi háo khí (phân bón hữu cơ vi sinh)

Chế phẩm dẫn xuất của EM và cách chế tạo
Chế phẩm dẫn xuất của EM và cách chế tạo

Từ phân động vật:

  • Phân động vật:…………………….1-5 phần.
  • Cám gạo:……………………………..1 phần.
  • Trấu :……………………………………1 phần.
  • EM1 và rỉ đường pha thành dung dịch như chế tạo Bokashi cơ bản.

Từ rơm, rạ:

  • Rơm, rạ:………………………………..200kg
  • Cám gạo:……………………………….20kg ( 10% so với rơm, rạ )
  • Phân gà:………………………………..10kg ( 5% so với lượng rơm , rạ)
  • EM1 và rỉ đường pha thành dung dịch như chế tạo Bokashi cơ bản..

Từ các chất thải hữu cơ khác (cỏ, rác nhà bếp, rác chợ…)

  • Chất thải hữu cơ:……………………..200kg
  • Cám gạo:…………………………………20kg ( 10% so với chất thải hữu cơ)
  • Trấu:……………………………………….10kg ( 5% so với chất thải hữu cơ)
  • EM1 và rỉ đường pha thành dung dịch như chế tạo Bokashi cơ bản.

Chú ý:

Không dùng EM Bokashi bón trực tiếp vào vùng rễ.

Khi dùng phải trộn vào đất 5-10 ngày trước khi trồng cây.

Bóng đất EM:

Bóng đất EM được chế tạo từ đất sạch (không chứa thuốc trừ sâu và các chất diệt VSV) trộn với EM Bokashi cám hoặc cám gạo và EM thứ cấp. Bóng được sử dụng để xử lý nước có chứa chất hữu cơ gây ô nhiễm và đặc biệt xử lý bùn đáy.

Vật liệu:

  • Đất sạch:………..5 phần
  • Cám gạo:………..1 phần
  • EM thứ cấp: lượng đủ để các vật liệu trên có thể dính kết và tạo hình quả bóng đất (hỗn hợp thường đạt khoảng 40% độ ẩm)

Quá trình chế tạo:

  • Trộn đều hỗn hợp đất và cám gạo
  • Phun EM thứ cấp vào hỗn hợp và trộn đều
  • Khi hỗn hợp đã đủ độ dính kết, nắm tạo hình bóng như bóng tennis, đường kính khoảng 7cm
  • Đặt bóng vào các rổ nhựa, che phủ bằng giấy báo, sau 3-4 ngày bỏ giấy báo, để thoáng bề mặt thêm 3-4 ngày nữa ( tổng thời gian khoảng 5-7 ngày) khi đó bề mặt bóng có nấm sợi mầu trắng và bóng trở nên cứng hơn là được ( nếu lên men đen hoặc xanh, vàng là hỏng).

Bóng phải để ở nơi tránh ánh nắng mặt trời và mưa.

Áp dụng:

Bóng được ném xuống nước với 1-3 quả/1m2, sau 1 tháng áp dụng 1 lần.

Đồng thời với xử lý bùn, nước được xử lý bằng cách cho EM thứ cấp vào với tỷ lệ 0,01% lượng nước cần xử lý.

Chế phẩm dẫn xuất của EM và cách chế tạo
Chế phẩm dẫn xuất của EM và cách chế tạo

Mọi thắc mắc về “Chế phẩm dẫn xuất của EM và cách chế tạo”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo