Ứng Dụng Của Vi Sinh EM Trong Chăn Nuôi
- Tăng tỷ lệ phát triển, chóng lớn
- Giảm tỷ lệ chết
- Tăng tỷ lệ cai sữa và khả năng sinh sản
- Cải thiện chất lượng chăn nuôi
- Ngăn chặn phát triển bệnh tật và dịch bệnh
- Hạn chế mùi hôi thối
- Xử lý nước thải của chuồng trại và tái sử dụng nước thải.
Cách thức sử dụng EM trong chăn nuôi
- Bổ sung vào nước uống
- Bổ sung vào thức ăn
- Phun chuồng trại để khử mùi hôi, cho vào nước thải để xử lý sinh học
- Xử lý phân động vật thành phân bón hữu cơ có chất lượng
Kết quả tốt nhất khi sử dụng tổng hợp tất cả các cách trên. Tuy nhiên có thể thấy ngay kết quả khi chỉ sử dụng 1 trong các phương pháp trên.
Chăn nuôi gia cầm:

- Cho vào nước uống: Cho EM1 hoặc EM thứ cấp với tỷ lệ 0,5 – 1/1000 vào nước uống hàng ngày trong 2 tuần đầu tiên. Từ tuần thứ 3 trở đi có thể giảm tỷ lệ trên đi.
- Cho vào thức ăn: Cho EM Bokashi vào trong thức ăn hàng ngày với tỷ lệ sau:
Gà con:
Tuổi ( theo tuần lễ) | % EM Bokashi |
1-2 | 3 |
3 | 2 |
4-5 | 1 |
6 tuần trở lên | 0,5 |
Gà đẻ trứng:
Tuổi ( tính theo tuần) | % EM Bokashi |
1-15 | 3 |
16-17 | 2 |
18-20 | 1 |
21 trở lên | 0,5 |
Chú ý: Luôn luôn sử dụng Bokashi mới
Xử lý môi trường chăn nuôi:
1. Phun để vệ sinh chuồng trại:
Phun EM thứ cấp với tỷ lệ pha loãng 1/100 trên nền chuồng với lượng 1lít pha loãng cho 1m2 nền. Tuỳ thuộc lượng phân nhiều hay ít mà khoảng cách lần phun khác nhau: khi gia cầm còn nhỏ 7 ngày phun một lần, sau đó khi phân nhiều thêm thì 5 ngày rồi 3 ngày phun một lần.
Khi nền phân ẩm thì nên sử dụng EM Bokashi C( xem phần dưới đây) chế tạo từ cám gạo trộn với mùn cưa theo tỷ lệ 1:1 , lên men bằng EM, rắc lên nền chuồng với lượng 50gr-100gr cho 1m2 nền phân chuồng để giảm mùi hôi và giúp cho phân chóng hoai mục.
2. Xử lý nước thải từ chuồng trại chăn nuôi:
Nước thải từ chuồng trại chăn nuôi được thu gom vào bể chứa. Hàng ngày nhỏ giọt EM thứ cấp vào kênh dẫn nước thải vào bể theo tỷ lệ 1 lít EM thứ cấp/1000 lít nước thải để giảm mùi hôi và có thể sử dụng để tưới cây hoặc cho vào ao nuôi cá.
Điều trị bệnh cho gia cầm:
Trong trường hợp nếu xảy ra hiện tượng đi ngoài của gia cầm( gà, vịt ngan, ngỗng….) cho chúng uống EM1 hoặc EM thứ cấp với 1ml/1con thì sẽ dừng đi ngoài.
Chăn nuôi lợn

1. Đưa vào EM Bokashi vào thức ăn theo tỷ lệ sau:
Lợn nái và lợn đực:
- Trộn lẫn 1% EM Bokashi B ( xem phần dưới đây) theo khẩu phần thức ăn với lượng thức ăn cho ăn rồi cho lợn ăn vào tuần đầu tiên, sau đó giảm tỷ lệ còn 0,5% cho tuần tiếp theo.
Lợn cai sữa:
- 3% cho tuần đầu
- 2% cho tuần thứ 2
- 1% cho tuần tiếp theo
Lợn đang lớn – vỗ béo:
- 0,5% cho đến khi bán
Chú ý: Sử dụng Bokashi mới. Khi muốn giữ thời gian dài ( 1-6 tháng) phải xấy khô EM Bokashi để độ ẩm đạt khoảng 12-13% và cho vào bao đóng kín tránh không khí thâm nhập vào.
2. Đưa vào nước uống:
Cho EM1 hoặc EM thứ cấp với tỷ lệ 0,5 – 1/1000 vào nước uống hàng ngày
3. Xử lý môi trường chăn nuôi:
Phun rửa để khử mùi hôi và vệ sinh chuồng trại:
- Hoà loãng EM thứ cấp với nước theo tỷ lệ 1/200 đến 1/500 phun rửa chuồng trại hàng ngày hoặc 3 ngày 1lần tuỳ theo sự phát sinh mùi hôi của chuồng nuôi.
- Đối với nền chuồng không thu dọn hàng ngày, rắc EM Bokashi C lên nền chuồng với lượng 100-200 gr/1m2 nền chuồng, nếu nền chuồng quá ẩm có thể tăng lượng EM Bokashi lên; nếu còn mùi hôi thì phun EM thứ cấp pha loãng theo tỷ lệ 1/50-1/100 với lượng phun 1lít pha loãng cho 1m2
Xử lý nước thải:
Nước thải rửa chuồng và nước tiểu của động vật nên tách riêng với phân và dẫn vào bể chứa riêng. Để xử lý nước này ta cho EM thứ cấp trực tiếp vào bể theo tỷ lệ 1 lít thứ cấp/1000 lít nước thải. Nên cho hàng ngày theo lượng nước thải chẩy vào bể để bổ sung kịp thời VSV EM đủ để xử lý nước thải.
4. Điều trị bệnh cho lợn:
Trường hợp lợn bị đi ngoài cho uống trực tiếp EM1 với lượng 1ml/1kg trọng lượng, hoặc 1,5ml/ 1kg trọng lượng trong 3 ngày liền sẽ khỏi.
Chăn nuôi trâu, bò:

1. Đưa EM Bokashi vào thức ăn của trâu, bò theo tỷ lệ sau:
Trâu, bò vỗ béo:
- Cai sữa/đang lớn: 30gr/ngày
- Vỗ béo/kết thúc: 0gr/ngày
- Bò đang cho bú: 30gr/ngày
- Bò hết sữa: 10-30gr/ngày
- Bò đực để phục vụ: 10gr/ngày
Bò sữa:
- Bò đẻ con/đang lớn/bê cái 30gr/ngày
- Bò sữa 30gr/ngày
Chuẩn bị thức ăn thô:
Phun dung dịch EM thứ cấp pha loãng với nước theo tỷ lệ 1/200 vào thức ăn thô khoảng 30 phút trước khi cho ăn.
2. Đưa vào nước uống:
Cho EM1 hoặc EM thứ cấp với tỷ lệ 0,5 – 1/1000 vào nước uống hàng ngày.
3. Xử lý môi trường chuồng trại:
phân chuồng trại và nước thải rửa chuồng bằng dung dịch EM thứ cấp và EM Bokashi C như đã giới thiệu ở trên với lợn.
Phân trâu, bò, ngựa, dê.. sau khi xử lý bằng EM đem chất đống để lên men và hoại nhanh. Sau 15-30 ngày đem sử dụng làm phân bón hữu cơ rất tốt cho đồng ruộng. Lượng phân đã được xử lý khi bón cho rau hoặc cây trồng có thể giảm đi chỉ bằng 1/2-1/4 so với bón phân chuồng không xử lý bằng EM.
4. Điều trị bệnh:
Trường hợp trâu, bò bị đi ngoài cho uống trực tiếp EM1 với lượng 1ml/1kg trọng lượng, hoặc 1,5ml/ 1kg trọng lượng trong 3 ngày liền sẽ khỏi.
Qui trình chế tạo EM Bokashi
Tuỳ theo mục đích sử dụng, có thể chia ra làm hai loại Bokashi:
- Bokashi B : làm thức ăn cho gia súc
- Bokashi C: để xử lý môi trường
EM Bokashi B:
Vật liệu cần dùng:
- Thành phần thức ăn: các loại thành phần thường sử dụng để làm thức ăn cho gia súc ( bột ngô, bột cám, bột cá…) được phối trộn theo tỷ lệ nhất định đảm bảo tỷ lệ đạm và dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi.
- Dung dịch EM1, Rỉ đường(hoặc đường nâu), nước sạch, chúng được pha trộn theo tỷ lệ 5:5:100
Cách làm
Trộn đều các thành phần thức ăn, sau đó vừ phun dung dịch trên vào hỗn hợp vừa trộn cho đến khi độ ẩm đạt 30-40% là được. Cho vào bao hoặc thùng chứa, bao kín để lên men kỵ khí. Sau 7-10 ngày, khi hỗn hợp có mùi lên men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt, có nghĩa EM Bokashi B đã làm xong và đem dùng.
EM Bokashi C:
Vật liệu cần dùng:
- Vật liệu khô là cám gạo và mùn cưa được pha trộn theo tỷ lệ 1:1
- Dung dịch EM được chuẩn bị như trên
Cách làm
Quá trình chế tạo tương tự như đối với cách làm EM Bokashi B.
Ứng dụng công nghệ EM trong nuôi cá
- Xử lý đất bùn đáy bằng EM sau khi tháo hết nước
- Rắc EM Bokashi lên men kỵ khí từ phân gà (500 kg/ha)
- Phun EM thứ cấp 5% với lượng 120-200lít/ha
- Cày xới đất và phơi nắng 7 ngày
- Cho nước vào hồ, cùng với EM thứ cấp 1% với tỷ lệ 1/100.000 đến khi nước đầy hồ.
- Sau một tuần cho cá ương vào hồ
- Hàng tuần 1 lần cho EM thứ cấp tỷ lệ 1/100.000 so với lượng nước hồ sau khi thả cá
- Cho cá ăn bằng EM Bokashi kỵ khí phân gà (cám gạo:phân gà [2:1]), hoặc thức ăn thương mại cho cá, lên men kỵ khí bằng EM trước khi cho ăn. Nếu cho cá trắm cỏ ăn, trước khi cho cỏ xuống ao, ngâm cỏ trong dung dịch EM thứ cấp 1% qua đêm.
Mọi thắc mắc về “Ứng dụng của vi sinh EM trong chăn nuôi”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cách Nhận Biết Và Chữa Trị Cá Koi Bị Xuất Huyết
Cách Nhận Biết và Chữa Trị Cá Koi Bị Xuất Huyết Mình rất ngưỡng mộ [...]
Th5
Cách Xác Định Nồng Độ pH Trong Hồ Cá Koi
Cách Xác Định Nồng Độ pH Trong Hồ Cá Koi pH là chỉ số đo [...]
Th5
5 Loại Hoá Chất Dùng Để Diệt Ký Sinh Trùng Trong Ao Nuôi Thuỷ Sản
5 Loại Hoá Chất Dùng Để Diệt Ký Sinh Trùng Trong Ao Nuôi Thuỷ Sản [...]
Th5
Hướng Dẫn Xử Lý Hồ Câu Cá Giải Trí Bị Nhiễm Phèn
Hướng Dẫn Xử Lý Hồ Câu Cá Giải Trí Bị Nhiễm Phèn Cuối tuần Tin [...]
Th5
Sự Cần Thiết Của Vi Sinh Trong Nuôi Tôm
Sự Cần Thiết Của Vi Sinh Trong Nuôi Tôm Nghành công nghiệp nuôi tôm tại [...]
Th5
Những Lưu Ý Quan Trọng Về Cách Ủ Và Bảo Quản Men Vi Sinh Em Aqua
Những Lưu Ý Quan Trọng Về Cách Ủ Và Bảo Quản Men Vi Sinh EM [...]
Th5