Tìm Hiểu Về Nước Chua Phèn

Hiện tượng đất nhiễm chua phèn rất phổ biến trong đời sống, đặc biệt là các vùng của đồng bằng sông Cửu Long. Qua khảo sát vùng nhiễm phèn chiếm tới 41% diện tích vùng này. Thời gian nhiễm thường vào từ tháng 2 đến tháng 6. Vào mùa mưa nước mưa sẽ rửa trôi đi một phần ion Fe, Al và axit mùn hữu cơ. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn sau đây nhé.

Nhiều người dân ở miền Tây đang thiếu nước sinh hoạt do nguồn nước bị nhiễm chua phèn
Nhiều người dân ở miền Tây đang thiếu nước sinh hoạt do nguồn nước bị nhiễm chua phèn

Đặc trưng của nước chua phèn

  • Chứa nhiều ion H+
  • Có chứa các muối tan có tính axit như AlCl3, Al2(SO4)3, FeCl3, Fe2(SO4)3, FeSO4,…
  • Tính kiềm thấp (CO3)2- hoặc HCO3- ko không có hoặc rất thấp
  • Nước chưa phèn không thích hợp cho dùng trong sinh hoạt

Phân loại nước bị chua phèn

1. Loại 1: nước ở vùng sâu, ao tù, chưa có hệ thống thủy lợi nội đồng. Có các đặc tính sau:

  • Màu vàng đục
  • pH thấp 2,5-3.0
  • Độ kiềm = 0
  • Hàng lượng sắt trong nước 30-120mg/L
  • Hàm lượng sulfat 800-5000mg/L

⇒ Ngoài ra, nước này còn chứa nhiều tạp chất mùn hữu cơ, nếu sử dụng để tắm sẽ gây rộp da, ăn mòn dụng cụ dẫn-chứa nước, không thể dùng để uống hoặc nấu ăn.

2. Loại 2: nước ở vùng kênh hoặc gần sông. Có hệ thống thủy lợi nội đồng, các kênh thông với sông lớn nên nước ngọt quanh đâu, từ tháng 3 đến đầu mùa mưa nước sẽ bị nhiễm phèn nặng. Đặc tính nước như sau:

  • Màu vàng nhiều vẫn đục do các tạp chất hữu cơ
  • pH thấp 2,5-3,5
  • Độ kiềm =0
  • Hàm lượng sát 25-70mg/L
  • Hàm lượng sulfat 100-380mg/L
  • Độ mặn 180mg/L

⇒ Nước có thể sử dụng cấp nước sinh hoạt nhưng cần phải được xử lý.

3. Loại 3: nước sông hoặc dọc kênh. Thời gian nhiễm phèn từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm do nước từ nội đồng đổ vào làm cho mương thủy lợi bị nhiễm phèn

  • Màu nước trong và xanh
  • pH thấp 2,5-2,8
  • Độ kiềm =0
  • Hàm lượng sắt 2-10mg/L
  • Hàm lượng nhôm 4-20mg/L
  • Có nhiều tạp chất hữu cơ lơ lửng nhưng nước vẫn trong

⇒ Nước có thể sử dụng cấp nước sinh hoạt nhưng cần phải được sử lý.

Các ion trong nước chua phèn bám tạo thành lớp cáu cạn dưới đáy và thành của dụng cụ chứa
Các ion trong nước chua phèn bám tạo thành lớp cáu cạn dưới đáy và thành của dụng cụ chứa

Tác hại của nước bị nhiễm phèn

Theo thực tế của người dân ở càng vùng có nước bị nhiễm phèn thì hậu quả mà nó gây ra có thể kể đến như:

  • gây bệnh đau bao tử nếu dùng để uống, tắm sẽ bị rộp da
  • gây bào mòn hệ men răng nếu nước có nhiều Al, ngoài ra nước chứa nhiều ion Al có thể gây ra các bệnh như rối loạn thần kinh, loãng xương, ảnh hưởng chức năng lọc máu của thận,…
  • ảnh hưởng hệ tiêu hóa vì pH nước quá thấp

⇒ Do vậy, cần phải khử sắt và nhôm ra khỏi nước và nâng pH nước lên.

Biện pháp xử lý nguồn nước bị nhiễm phèn

Thực tế, để sử dụng được nguồn nước sẵn có, ngoài việc trữ nước mưa thì người dân sử dụng tro bếp cho vào nước để tăng độ kiềm nâng pH cũng như giảm 1 lượng nhỏ Fe và Al để sử dụng trong sinh hoạt. tuy nhiên việc sử lý này vẫn chưa triệt để mặc dù các thí nghiệm cho thấy việc sử dụng tro bếp ít nhiếu có hiệu quả. Để sử dụng được nguồn nước bị nhiễm phèn ta phải có biện pháp xử lý phù hợp cho từng loại nước.

  • Nước loại 1: cần phải khử sulfat dưới dạng kết tủa sau đó lắng và lọc qua giấy, tuy nhiên hiệu xuất xử lý không ổn định, tiêu tốn một lượng hóa chất lớn và đắt đỏ nên đối với loại nước này chúng ta không thể xử lý đưa vào sinh hoạt
  • Nước loại 2: để sử dụng được nguồn nước này chúng ta cần phải kiềm hóa để nâng pH và khử sắt. Có thể dùng Na2CO3 để nâng kiềm cũng như tạo môi trường để keo tụ lượng sắt hòa tan trong nước. Sau khi dùng hóa chất phải có bể lắng và cho qua lọc cát. Nước sau xử lý có đặc tính:
    • pH 6,5
    • Độ kiềm từ 50-100mg/L
    • Sắt chỉ còn dạng vết khó xác định được nồng độ (vì rất nhỏ)
    • Ngoài ra, các chỉ tiêu còn lại đều đạt chuẩn nước ăn uống sinh hoạt
  • Nước loại 3: để sử dụng được nguồn nước này chúng ta cần phải kiềm hóa để nâng pH và khử nhôm. Chúng ta có thể dùng tro bếp với vai trò như than hoạt tính hấp phụ các ion sắt nhôm lên trên bề mặt tro đồng thời hỗ trợ nâng kiềm.

Chúng ta có thể sử dụng các loại hóa chất để bỗ trợ thêm như Na2CO3, PAC để tạo môi trường keo tụ nhôm về dạng hydroxyt kết tủa, ngoài ra tủa này còn tạo phức chất với ion sulfat từ đó làm giảm đi một lượng sulfat đáng kể.

Sau quá trình xử lý nước được lắng và có sự phân tầng rõ rệt, nước trong sau lắng sẽ có thể dùng cho sinh hoạt.

PAC có thể hỗ trợ quá trình kẹo tụ kết bông các ion Fe và Al trong nước để tách ra khỏi nước bằng lắng hoặc lọc
PAC có thể hỗ trợ quá trình kẹo tụ kết bông các ion Fe và Al trong nước để tách ra khỏi nước bằng lắng hoặc lọc
PAC có thể hỗ trợ quá trình kẹo tụ kết bông các ion Fe và Al trong nước để tách ra khỏi nước bằng lắng hoặc lọc
Hóa chất PAC do Tin Cậy cung cấp

Xem thêm: Sản phẩm Hóa chất PAC

Tác giả: Lê Nguyên


Mọi thông tin chi tiết về “Tìm hiểu nước chua phèn” xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535      Mobile:  0903 908 671 – 0933 015 035 (Mr-Nguyên)

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo