Quy Trình Vệ Sinh Hệ Thống Đĩa Thổi Khí

Quý khách hàng thân mến!

Trong bài viết “Hướng dẫn lắp đặt đĩa thổi khí và khâu nối”, công ty Tin Cậy đã hướng dẫn Quý khách cách lắp đặt khâu nối và đĩa vào hệ thống sao cho hệ thống hoạt động hiệu quả. Điều đặc biệt quan trọng trước khi lắp đặt khâu nối vào hệ thống đó là vệ sinh hệ thống.

Như vậy, việc vệ sinh hệ thống đĩa thổi khí (đầu tán khí, đĩa phân phối khí) như thế nào là đúng? Chúng ta cần phải lưu ý những gì?
Như vậy, việc vệ sinh hệ thống đĩa thổi khí (đầu tán khí, đĩa phân phối khí) như thế nào là đúng? Chúng ta cần phải lưu ý những gì?

Chú ý: đĩa không được lắp đặt vào hệ thống trước và trong quá trình làm sạch ống vò các cặn bẩn thể thể kẹt vào đĩa.

Chúng ta có 02 phương pháp làm sạch được thực hiện cùng nhau:

1. Làm sạch bằng nước

  • Phương pháp này được ứng dụng với những hệ thống quá dài, kết với phương pháp làm sạch bằng khí. Và đường ống sẽ được làm sạch bằng nước trước khi làm sạch bằng khí.
  • Cho nước vào ngập hệ thống, kết nối nguồn nước với ống dẫn khí chính, hoặc mỗi ống nhánh.

Chú ý cẩn thận: nếu dòng nước được dẫn vào ống dẫn khí chính, bắt buộc phải có van khóa, chặn lại để tránh làm nước tràn vào máy thổi khí.

  • Phải dùng nước sạch để rửa, tuyệt đối không dùng nước có cặn hay mảnh cặn nhỏ để rửa.
  • Nếu có ống nhánh, thì phải làm đầy ống chính trước khi làm đầy ống nhánh. Nếu có thể thì mở nước xả vào ống nhánh với vận tốc tối thiểu 0,3 m/s.
  • Các ống nhánh phải được súc rửa riêng biệt, vận tốc từ 1,52 – 1,83 m/s. Mở đầu chụp của lỗ khoan trên ống nhánh ra, điều này sẽ giúp tháo nước và xả cặn bẩn ra ngoài.
  • Việc vệ sinh ống nhánh và ống chính phải được thực hiện riêng biệt trên mỗi ống. Nó được điều khiển thông qua hệ thống van khóa riêng biệt của mỗi ống.

2. Làm sạch bằng khí

  • Mở van giảm áp trong quá trình khởi động ban đầu để tránh trường hợp làm hư hỏng máy thổi khí do sự cản trở từ các vật cản hoặc van trong hệ thống đường ống. Sau đó sẽ lắp van giảm áp trở lại để có áp suất cần thiết (nếu có van ngắt được lắp trong hệ thống, nó có thể thay thế van giảm áp).
  • Mở tất cả các van có trong hệ thống ống nhánh trước khi mở máy thổi khí và bỏ tất cả các vật khác ra khỏi hệ thống, để hệ thống thông thoáng. Mở luôn cả các nắp chụp có trên ống nhánh.
  • Tăng vận tốc dòng khí rửa. Ngoài ra, nếu cần thiết có thể đóng các van tiết lưu để đạt được vận tốc tạo áp suất cao hơn áp suất khí quyển, giúp loại bỏ cặn bẩn ra ngoài.
  • Các ống nhánh phải được làm sạch liên tục, các van độc lập được vận hành sao cho các ống nhánh còn lại sẽ được làm sạch.

Sau khi làm sạch bằng khí nén và đã tắt máy thổi khí. Tiến hành lắp đặt khâu nối và đĩa phân phối khí vào các lỗ trên ống nhánh. Mở tất cả các van trên hệ thống ống nhánh trước khi đổ nước vào.

Một số vấn đề cần nắm vững sau khi làm sạch hệ thống và lắp đặt đĩa thổi khí vào hệ thống:

  • Phải đảm báo các đầu tán khí phải cùng một độ cao so với mặt nước.
  • Đổ nước vào bể sao cho ngập đĩa ngập dưới mặt nước từ 1-2 inch để kiểm tra sự rò rỉ khí.
  • Kích hoạt máy thổi khí và xả khí vào hệ thống. Kiểm tra kỹ ống và đĩa, nếu có rò rỉ phải sửa ngay.
  • Cuối cùng, tiếp tục đổ đầy nước vào bể đến độ cao thiết kế.

ve sinh he thong dia thoi khi 1

Hy vọng với những thông tin hướng dẫn trên sẽ giúp Qúy khách có được kế hoạch làm sạch ống dẫn khí hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo