Ba Sai Lầm Khi Tự Ủ Đạm Cá
Trong nền nông nghiệp từ ngàn xưa đã có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vai trò của phân bón chỉ đứng sau nguồn nước tưới tiêu và trong nền nông nghiệp hiện đại, song song với tầm quan trọng của phân bón chính là thuốc bảo về thực vật.
Khi mà phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tiện lợi thì người dùng lại càng lạm dụng và trở nên lệ thuộc vào các hóa chất này làm đất trở nên chai cứng, còn cây trồng thì dễ nhiễm bệnh, kể cả con người và môi trường cũng chịu hậu quả từ các hoạt động nông nghiệp.
Thực tế là vậy, nên ngày càng nhiều người tìm về các cách canh tác nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ nhiều hơn. Đơn cử như tự ủ đạm cá dùng để bón cho cây trồng, thế nhưng liều lượng ủ như thế nào? Cần chuẩn bị những gì cho mẻ ủ? Thời gian ủ? Tác dụng của đạm cá? Những sai lầm nào thường hay mắc phải khi ủ đạm cá?… Mời quý cô/chú anh/chị cùng tham khảo tại bài viết này.
Giới thiệu về đạm cá
Trong canh tác nông nghiệp an toàn đòi hỏi người làm vườn phải tìm hiểu sâu về các kỹ thuật canh tác, lợi ích và tác hại của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng, như gần đây các cô/chú anh/chị đã áp dụng cách tự ủ phân hữu cơ, ủ thuốc sinh học nhằm tiết kiệm chi phí và tăng độ an toàn, thế nhưng khi áp dụng không đúng cách lại gây hại và tốn nhiều công sức, tiền bạc để phục hồi vườn.
Nhiều người đã sử dụng và công nhận hiệu quả từ sản phẩm đạm cá nước ngọt dùng thay thế phân đạm vô cơ. Vì thế, họ đã tự ủ đạm cá nhằm tận dụng nguồn cá nước ngọt dồi dào từ tự nhiên, các phụ phẩm sau chế biến hay nguồn cá từ ao nuôi bị ngộp.
Đạm cá là gì?
Đạm cá là loại phân hữu cơ được thủy phân từ cá nước ngọt nhờ các vi sinh vật có lợi phân hủy protein cá thành các amino acids mà cây trồng dễ hấp thu.
Công dụng của đạm cá là gì?
- Cung cấp chất hữu cơ được thủy phân từ cá nước ngọt, giúp cho cây trồng dễ hấp thu chất đạm hữu cơ.
- Cung cấp amino acids và các khoáng chất khác cần thiết cho cây, giúp bộ rễ khỏe mạnh, lá to, dày, trái đậm vị hơn.
- Phục hồi các cây bị yếu, cây sau thu hoạch, thúc đẩy sự phát triển cây trồng, giúp cây chắc khỏe.
- Giúp giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học.
Những sai lầm khi tự ủ đạm cá
Công thức ủ đạm cá tuy có đơn giản và dễ thực hiện, thế nhưng vẫn có những sự nhầm lẫn khi tiến hành dẫn đến kết quả thất vọng và quay lại chọn “mì ăn liền” từ các loại phân sẵn có.
1. Ủ cá với nấm trichoderma
Khi ủ đạm cá có một sai lầm nghiêm trọng mà các cô/chú anh/chị thường hay mắc phải đó chính là ủ cá chỉ với nấm trichoderma. Nấm trichoderma không phải là nấm có khả năng phân hủy protein từ cá. Nấm trichoderma là loài nấm hiếu khí sống phụ sinh trên xác bã hữu cơ thực vật trong đất.
Chúng phân hủy cellulose trong xác bã thực vật tạo thành chất mùn cung cấp dinh dưỡng cho cây và tăng độ phì nhiêu cho đất. Thế nên khi dùng nấm trichoderma để ủ cá là một sự nhầm lẫn trầm trọng, gây mùi hôi thối và thành phẩm không thể bón cho cây trồng, nếu bón sẽ gây ngộ độc cây, vàng lá, thối rễ, nếu được phát hiện sớm, có thể dùng men vi sinh chuyên dụng ủ cá trộn vào nguyên liệu và ủ lại, thành phẩm có thể sử dụng được.
Tại vườn sầu riêng của anh Liệt ở Châu Thành, Đồng Tháp từng ủ một mẻ phụ phẩm cá bao gồm đầu cá và ruột cá thu mua từ chợ đem về ủ với nấm trichoderma suốt một năm, mẻ ủ đã lâu nhưng thành phẩm rất hôi thối và bị trương sình, khi sử dụng tưới cho sầu riêng đã gây ngộ độc rễ, cháy lá và cháy cả vùng cỏ xung quanh gốc. Mẻ ủ này hiện không thể cải tạo được và phải tốn một số tiền kha khá để phục hồi những cây sầu riêng ngộ độc đạm cá tự ủ.
2. Ủ cá với men chuyên dụng + phân vô cơ
Trong thành phần đạm cá thành phẩm có chứa nhiều nhất là nguyên tố N (đạm), do đó mà nhiều cô/chú anh/chị đã thêm phân lân hoặc kali vào để ủ chung, với mong muốn thành phẩm sẽ cân bằng đủ dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có lợi bất cập hại, với nồng độ phân vô cơ cao trong mẻ ủ sẽ giết chết các vi sinh vật hữu hiệu trong men, làm mẻ ủ trở nên hôi thối, thành phẩm không đạt chất lượng, chỉ có thể bỏ đi.
Khi quý cô/chú anh/chị muốn bổ sung thêm chất dinh dưỡng chỉ nên phối trộn vào đạm cá tại thời điểm bón.
3. Ủ cá với đu đủ xanh và quả dứa
Trong đu đủ xanh có chứa nhiều enzyme papain và trong quả dứa (hoặc khóm) có chứa enzyme bromelain, hai enzyme này có khả năng phân giải được protein nên được ứng dụng vào trong ủ cá. Thế nhưng, đu đủ xanh và dứa chỉ nên dùng ở mức hỗ trợ nhằm đẩy nhanh quá trình hoai mục của cá, chứ không hoàn toàn thay thế được men vi sinh chuyên dụng trong ủ cá.
Cách ủ cá chỉ chứa sản phẩm enzyme phân hủy protein cũng không nên áp dụng, bởi cách này chỉ đang đẩy nhanh quá trình hoai mục protein chứ không phân hủy được những thành phần khác có trong cá. Sự kết hợp của men vi sinh gồm nhiều chủng vi sinh vật khác nhau là rất cần thiết trong suốt quá trình ủ nhằm đảm bảo thành phẩm được phân giải tối đa, cung cấp nhiều nhất có thể các dưỡng chất cho cây trồng hấp thu.
Giải pháp ủ đạm cá thành công
Tỷ lệ áp dụng cho phuy 200 lít với số lượng cá từ 140kg – 160 kg bằng phương pháp ủ trực tiếp:
5 lít vi sinh EM-AG + 5 lít mật rỉ đường + 0,5 kg men Protease + nước sạch
Trong sản phẩm men EM AG bao gồm các nhóm: vi khuẩn Bacillus spp. , vi khuẩn Lactobacillus spp. , vi khuẩn quang dưỡng Rhodopseudomonas palustris, Phodobacter johrii, Nấm men Sacharomyces sp. … có chức năng phân hủy được protein cá, làm giảm mùi hôi khi ủ và giúp bổ sung hệ vi sinh vật cho đất.
Tham khảo sản phẩm tại đây: https://tincay.com/combo-vi-sinh-u-phan-ca-hieu-qua-dung-cho-cay-trong/
Các cô/chú anh/chị tiến hành trộn đầy đủ các nguyên liệu thành dung dịch men ủ, sau đó đổ lên từng lớp cá sao cho thấm đều men và ngập hết cá (có thể dùng gậy để quậy nhằm giúp cho men ủ thấm đều vào từng lớp cá). Tiếp theo, miệng phuy cần che đậy kín phuy ủ để tránh bụi bặm hoặc ruồi nhặng bay vào, sau đó đặt phuy ủ ở nơi thoáng mát. Sau khoảng 2 – 3 tháng cá sẽ hoai thành dạng lỏng, khi kiểm tra thấy toàn bộ cá đã nhừ không còn xác bã hoặc còn rất ít thì có thể sử dụng.
*Lưu ý: trong quá trình ủ cá thì lượng cá ủ bên trong phải cách miệng phuy khoảng 15-20cm và trong 5 ngày đầu, cá sẽ có hiện tượng sình lên nên các cô/chú anh/chị cần dùng dụng cụ để nhấn cá xuống ngập trong men, giúp cá thấm đều men và chống bị hôi.
Đạm cá khi sử dụng cần đảm bảo đúng liều lượng và cần cân đối liều lượng khi sử dụng cùng các loại phân bón có hàm lượng đạm cao trong công thức. Khi sử dụng đạm cá cần dùng thêm nấm trichoderma để khống chế các vi sinh vật gây hại có trong thành phẩm hoặc còn lưu tồn trong đất.
Vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về 3 sai lầm khi ủ cá dùng để bón cho cây trồng, tôi hy vọng rằng bài viết này có thể giúp ích được quý cô/chú anh/chị. Cảm ơn quý cô/chú anh/chị đã quan tâm đến bài viết này, hẹn gặp lại quý đọc giả ở các bài viết sau.
Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!
Tác giả: Thiên Nhiên
Mọi thắc mắc về bài viết “Ba sai lầm khi tự ủ đạm cá”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7