4 Nguyên Nhân Khiến Sầu Riêng Con Chậm Lớn
Bà con đã từng gặp trường hợp sầu riêng nhà trồng cả năm mà không thấy phát triển. Cây không ra lá hay đi cơi đọt mới. Sau đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
1. Cây sầu riêng con thiếu sự che nắng
- Giai đoạn chuyển từ bầu ươm ra đất trồng. Về cơ bản cây sầu riêng con cần một khoảng thời gian để có thể thích nghi với môi trường mới. Ở năm đầu tiên, sầu riêng con yêu cầu ánh sáng tán xạ yếu. Nếu như không có biện pháp che nắng hợp lí, cây sẽ bị stress nặng, dẫn đến các chức năng về sinh trưởng sẽ bị rối loạn khuyến cây chậm ra rễ con và chậm phát triển
- Chưa kể nếu như không có biện pháp tủ gốc hợp hay giữ cỏ gốc giữ ẩm, khiến cây bị thiếu nước, nhiệt độ gốc quá cao cũng khiến rễ non bị tổn thương ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng
2. Quản lí sâu bệnh hại kém
- Sầu riêng giai đoạn kiến thiết có những loại sâu bệnh hại chính: Rầy xanh, nhện đỏ, nấm lá (thán thư, rỉ sắt, …). Nên áp dụng biện pháp phòng là chính, xử lý kịp thời giai đoạn bệnh mới xuất hiện. Thông thường nhà vườn thiếu kinh nghiệm hoặc chủ quan sẽ lơ là không có công tác phòng bị. Điều này vô hình chung sẽ khiến vườn chúng ta nhiễm bệnh nặng, cây sẽ chậm phát triển, tốn thời gian để chữa bệnh.
- Nên định kỳ phun phòng nấm, bệnh hại cho sầu riêng tơ. Hoặc ít nhất là phun theo cơi lá non. Làm sầu riêng giai đoạn đầu càng kỹ bao nhiêu thì giai đoạn sau đỡ cực bấy nhiêu.
3. Chọn cây xen canh không phù hợp
- Vì để tối ưu diện tích đất, nhiều nhà vườn chọn biện pháp trồng xen canh cho cây sầu riêng. Một vài loại cây có thể phù hợp, tuy nhiên nhiều loại cây sẽ không phù hợp với việc trồng xen.
- Ví dụ có thể xen các loại cây ngắn ngày, ít sâu bệnh, cây họ đậu, … Không nên trồng xen các loại cây lâu năm, có tán lớn và độ che phủ nhiều. Giai đoạn đầu sầu riêng cần che bóng, nhưng khi đã qua giai đoạn khoảng 1 năm, sầu riêng rất ánh sáng đủ để phát triển. Việc bị rợp, thiếu ánh sáng sẽ làm sầu riêng chỉ phát triển về chiều cao, thiếu đi bề ngang, Cành nhỏ, thưa, yếu ớt.
- Lời khuyên: Nếu cảm thấy không cần thiết, chỉ nên trồng 1 mình sầu riêng là dễ công chăm sóc nhất.
4. Sai lầm về cung cấp dinh dưỡng
- Nghề trồng sầu riêng chia làm hai giai đoạn: giai đoạn kiến thiết và giai đoạn đi thu hoạch (khai thác). Mỗi giai đoạn đòi hỏi về dinh dưỡng khác nhau.
- Giai đoạn kiến thiết, sầu riêng con cần chủ yếu là phân hữu cơ, phân hoá học cũng cần nhưng chỉ một lượng rất nhỏ. Nhiều nhà vườn sai lầm vì nghĩ rằng bón nhiều thúc nhiều để cây mau lớn, đặc biệt là các loại phân hoá học. Điều này chưa đúng, bón phân nhiều rất dễ dẫn đến bị ngộ độc, cả phân hữu cơ và hoá học. Cây sầu riêng mới trồng cần lượng phân rất ít, nên quan sát theo cơi đọt để bón phân, khi thấy cây nhú đọt non là thời điểm bón phân lý tưởng nhất. Lượng phân bón nên chia nhỏ và bón nhiều lần. Điều chỉnh lượng bón theo tuổi cây là sao cho hợp lý.
Trên đây là 4 nguyên nhân chính làm cho sầu riêng con chậm lớn được Tin Cậy khảo sát từ nhiều nhà vườn. Bằng cách chú trọng vào những yếu tố này, chúng ta sẽ đảm bảo sầu riêng con phát triển tốt, nhanh chóng cho thu hoạch. Trồng sầu riêng tuy rằng có gian khổ nhưng kết quả nhận được rất xứng đáng. Chúc bà con thành công.
Tác giả: Duy Tân
Mọi thắc mắc về bài viết “4 Nguyên nhân khiến sầu riêng con chậm lớn”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7