5 LƯU Ý KHI LẤY MẪU VÀ TEST CÁC CHỈ TIÊU CỦA NƯỚC THẢI

Công việc hằng ngày của nhân viên vận hành là kiểm tra các thông số cơ bản của hệ thống. Để kiểm tra thông thường nhân viên sẽ lấy mẫu nước tại các bể sau đó sẽ kiểm tra các thông số. Nhưng công việc có đơn giản như vậy hay không? Lấy mẫu tại vị trí nào là đúng? Có phải tất cả các chỉ tiêu sẽ lấy cùng một mẫu, cùng một vị trí hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu xem thế nào nhé.

Điều quan trọng khi lấy mẫu nước thải là lựa chọn vị trí đúng mẫu thực sự đại diện cho dòng thải. Các mẫu không chỉ xác định các thông số cơ bản mà còn phải phản ánh nồng độ biến thiên đột ngột (sốc tải). Test chỉ tiêu đầu vào cũng khác với chỉ tiêu đầu ra cũng như chỉ tiêu trong quá trình xử lý. Vì vậy, để kiểm tra toàn bộ hệ thống ta phải kiểm tra lấy mẫu tại nhiều vị trí và test những thông số đặc trưng cho mẫu tại vị trí đó.

1. Lấy mẫu và test các chỉ tiêu đầu vào

Mục đích của việc test mẫu đầu vào là để xác định nồng độ các chất ô nhiễm để có sự điều chỉnh phù hợp về các vật tư hóa chất sử dụng trong hệ thống. Ngoài ra, chúng còn giúp phát hiện sớm hiện tượng sốc tải khi có những thay đổi đột ngột về nồng độ các chất ô nhiễm từ đó ta sẽ có hướng xử lý phù hợp trước khi đưa nước đi vào hệ thống xử lý.

Kết quả test nhanh nước đầu vào tại phòng phân tích mẫu - 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải
Kết quả test nhanh nước đầu vào tại phòng phân tích mẫu – 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải

Các chỉ tiêu thường test đầu vào là nhiệt độ, pH, COD, amoni, cảm quan về màu, TSS,…Ngoài ra, tùy vào đặc thù nước thải xử lý mà sẽ có thêm những chỉ tiêu khác tùy vào yêu cầu cũng như điều kiện cơ sở vật chất của hệ thống.

pH là chỉ số dễ biến động nhất tại đầu vào - 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải
pH là chỉ số dễ biến động nhất tại đầu vào- 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải

Xem thêm:

Máy đo pH cầm tay HI98107 – Hanna

Vị trí lấy mẫu để test đầu vào có 2 vị trí cần quan tâm là tại đầu thu gom và tại bể điều hòa. Tại đầu thu gom sẽ phản ánh đặc trưng riêng biệt tại vị trí và thời điểm lấy mẫu. Còn bể điều hòa đại diện cho nước đã được đồng nhất để chuẩn bị vào hệ thống. So sánh 2 mẫu này ta sẽ phát hiện ngay khi có chuyển biến lớn tại nguồn đầu vào.

Bể điều hòa là nơi lấy mẫu để kiểm tra đầu vào - 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải
Bể điều hòa là nơi lấy mẫu để kiểm tra đầu vào – 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải

2. Lấy mẫu và test các chỉ tiêu đầu ra

Mục đích đánh giá test mẫu đầu ra là để đánh giá hiệu quả của quá trình xử lý đạt hay chưa đạt. Tùy vào chuẩn xả thải của hệ thống là cột A hay cột B mà các chỉ tiêu kiểm tra và đối chứng sẽ khác nhau nhưng cơ bản vẫn là các chỉ tiêu có thể kiểm tra nhanh như: pH, COD, TSS, Amoni, Nitrate,…

Mẫu test nước đầu ra sẽ được lấy nước tại bể khử trùng vì đây là điểm cuối của quá trình xử lý trước khi xả thải.

Test amoni đầu ra bằng máy quang phổ - 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải
Test amoni đầu ra bằng máy quang phổ – 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải

Xem thêm:

Máy Đo Amoni Thang Trung HI96715

Test nitrate bằng máy DR900 cầm tay - 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải
Test nitrate bằng máy DR900 cầm tay – 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải

Xem thêm:

Máy quang phổ Hach DR 900

3. Lấy mẫu trong quá trình xử lý

Mục đích của việc lấy mẫu này là để theo sát quá trình xử, đánh giá hiện trạng xử lý tại hệ thống để có những điều chỉnh phù hợp về vật tư.

Lấy mẫu tại bể vi sinh để đánh giá nhanh hiệu quả xử lý - 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải
Lấy mẫu tại bể vi sinh để đánh giá nhanh hiệu quả xử lý – 5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải

Mẫu này thường được lấy tại bể vi sinh. Nên để cho chai lấy mẫu chìm sâu khỏi bể mặt để lấy mẫu nước tại tâm của bể, tránh chỉ lấy mẫu tại nước mặt thì việc đánh giá sẽ không chuẩn xác cũng như việc xác định lượng bùn sẽ không đúng.

Mẫu tại bể vi sinh lưu ý không nên lấy tại nước mặt không đánh giá tổng quan toàn bộ bể
Mẫu tại bể vi sinh lưu ý không nên lấy tại nước mặt không đánh giá tổng quan toàn bộ bể

Trên đây là một vài lưu ý nhỏ về cách lấy mẫu tại những vị trí khác nhau để đánh giá cảm quan được toàn bộ hệ thống. Hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin bổ ích để có thể vận hành hệ thống chuẩn chỉnh hơn  hiệu quả hơn.

Tác giả: Lê Nguyên


Mọi thông tin chi tiết về “5 lưu ý khi lấy mẫu và test các chỉ tiêu của nước thải” xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo