5 Cách Trị Nứt Thân Xì Mủ Sầu Riêng Hiệu Quả
Cùng bóc tách vấn đề có thể chúng ta sẽ thấy nứt thân xì mủ là một căn bệnh mà vườn sầu riêng nào cũng có. Nứt thân xì mủ gây hại từ cây nhỏ đến cây trưởng thành, gây giảm sức sinh trưởng của cây, nặng có thể chết cây thiệt hại nhiều đến kinh tế. Vậy liệu pháp phòng trừ ở đây là gì?
Đầu tiên nứt thân xì mủ xuất phát từ đâu? Nguyên nhân của nứt thân xì mủ là do nấm Phytophthora spp. Nấm bệnh Phytophthora spp thường tồn tại trong đất dưới dạng động bào tử tự do, chúng tấn công vào cây khi cây có vết thương do quá trình chăm sóc cây, sâu hại tấn công, tổn thương do ngập úng hoặc vùng kéo dài của đỉnh rễ, chúng cũng có thể thâm nhập trực tiếp vào cây qua thân, cành, lá non để gây hại.
Dấu hiệu nhận biết bệnh rất đơn giản, khi thăm vườn vào buổi sáng sớm, ta sẽ bắt gặp trên thân cây những vết xì mủ, vết này sẽ khô đi khi trời đứng nắng. Vì vậy việc quan sát vườn thường xuyên vào buổi sáng rất có hiệu quả trong công tác phát hiện sớm vết bệnh.
5 cách phòng và trị xì mủ phổ biến hiện nay là:
1. Phun thuốc phòng trừ nấm
Việc này nên làm thường xuyên, và có thể làm khi vết bệnh nhỏ, chỉ một vài cây trong vườn. Các hoạt chất phòng trừ nấm phổ biến trên sầu riêng có thể kể đến như: Mancozeb, Metalaxyl, lân hai chiều (Phosphonate), Mono-potassium phosphonate, thuốc gốc Đồng… Việc phun phòng này nên làm định kỳ 1 tháng một lần đối với những vườn khoẻ mạnh, tăng liều với những vườn bị một vài cây. Đặc biệt nên phối trộn một vài hoạt chất trong các lần phun hoặc thay đổi hoạt chất xen kẽ giữa các lần sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc của nấm
2. Bôi thuốc vào vết bệnh
Biện pháp này nên sử dụng đối với những cây bị xì mủ nặng, vết xì mủ để ăn sau đến phần lõi của thân. Việc cần làm là dùng dao sạch (rửa qua bằng cồn hoặc hơ qua ngọn lửa), nạo sạch phần bị nấm tấn công cho tới vùng vỏ cây còn sống. Tiếp theo dùng các hoạt chất đặc trị nấm có hiệu quả khi tiếp xúc với vết bệnh như: Agrifos, Ridomil, … pha với nước tỉ lệ 1/1; quét trực tiếp vào vết bệnh đã được nạo sạch; vết bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau 4 tháng.
3. Tiêm thuốc vào thân
Biện pháp này được cho là rất hiệu quả đối với cây sầu riêng, tuy nhiên vì lý do mất thời gian và công sức nên ít được áp dụng. Chúng ta sẽ chuẩn bị một xi lanh có dung tích 60ml; một máy khoan cầm tay với mũi khoan 6mm; chọn trên thân những chỗ có da biểu bì dày khoẻ mạnh; khoan vào 1 góc 45 độ sâu từ 3 – 4 cm; Thuốc sử dụng để tiêm ở đây là loại Lân 2 chiều với khả năng lưu dẫn đến tất cả bộ phận trong cây; pha thuốc với tỉ lệ 1/1; sau khi tiêm xong trám lỗ khoan bằng vôi bột ẩm.
Lưu ý: khi khoan nên tránh khoan vào lõi; nên tiêm vào giai đoạn đầu mùa mưa hoặc khi cây có đủ nước; chỉ tiêm thuốc với cây có vòng thân 40cm trở lên, một năm chỉ nên tiêm 1 – 2 lần và không quá 3 lần.
4. Bổ sung vi nấm đối kháng định kỳ cho đất và loại bỏ nguồn bệnh
Định kỳ tưới bổ sung nấm Trichoderma vào đất để hạn chế sự hoạt hoá của nấm Phytophthora spp. Định kỳ 1 – 1,5 tháng 1 lần, giữ mặt đất ẩm sau khi tưới nấm đế nấm Trichoderma có môi trường phát triển. Dọn sạch cỏ trong gốc, khống chế chiều cao của cỏ trong vườn không để vượt quá 15 cm. Cắt tỉa cành mọc sát mặt đất để loại bỏ nguy cơ nấm bệnh lây nhiễm từ đất lên.
Xem thêm
5. Sử dụng các sản phẩm giúp tăng đề kháng của cây
Phân sinh học Wehg – giúp bộ lá phát triển khoẻ mạnh, ngoài ra còn có tác dụng phòng nấm rất hiệu quả. Việc chủ động phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ nên được ưu tiên làm trước. định kỳ và đều đặn, với tỉ lệ 1/100 phun ướt đều 2 mặt lá và cả thân. Bệnh nứt thân xì mủ giảm đi đáng kể theo thời gian sử dụng.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Phân đạm cá – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Việc phòng bệnh xì mủ đặc biệt cần lưu ý: đầu tiên là giữ vườn sạch sẽ; tránh tiếp xúc nguồn nấm bệnh, cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời cây bị bệnh. Bổ sung định kỳ nấm Trichoderma cho đất và cái loại thuốc nấm phòng bệnh cho cây đặc biệt giai đoạn mua nhiều. Cân bằng dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ.
Tác giả: Duy Tân
Mọi thắc mắc về bài viết “5 Cách trị nứt thân xì mủ sầu riêng hiệu quả”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7