Vườn 400 Gốc Sầu Riêng Đang Nguy Kịch!
Hôm nay Tin Cậy có dịp ghé thăm vườn sầu riêng 4 năm, 400 gốc của Anh Hậu ở Phước Long, Bình Phước. Một điều đáng buồn, 400 cây sầu riêng đang trong tình trạng nguy kịch gặp phải dịch xì mủ thân, mọt cành, vàng lá thối rễ nặng khi chuẩn bị làm bông
Anh cho biết vườn bắt đầu gặp tình trạng dịch bệnh vào mùa mưa, tỷ lệ cây bị bệnh so với tổng số cây trong vườn rất cao.
Vườn của Anh chuyển đổi canh tác từ tiêu sang trồng sầu riêng, do chưa có kinh nghiệm trồng, Anh trồng sầu riêng vào những hố tiêu cũ, hố sâu kèm theo vườn không có rãnh thoát nước, mùa mưa làm ngập úng cả vườn, ảnh hưởng đến bộ rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora palmivora tấn công gây vàng lá thối rễ, xì mủ,…
Ngập úng cũng làm tăng khả năng lây lan do nấm Phytophthora palmivora phân tán nhờ nước. Nấm tấn công rễ cây sầu riêng gây thối rễ, rễ bị tổn thương không thể hấp thu, vận chuyển chất dinh dưỡng lên lá khiến lá chuyển màu vàng, vàng cả gân lá và phiến lá.
Anh còn chủ quan không có biện pháp phòng bệnh đúng cách cộng với thời tiết phức tạp, bất lợi làm dịch bệnh lan rộng ở mức độ cao.
Vườn gặp thêm tình trạng mọt đục cành mặc dù Anh đã phun thuốc phòng bệnh rất nhiều.
Anh cho biết “Đã sử dụng rất nhiều loại thuốc để điều trị như: Agri fos, Metalaxyl, Aliette, Mencozeb,…tốn rất nhiều tiền thuốc nhưng tình trạng vẫn không khả thi, 20 cây chắc cứu được 1 cây, đã đốn bỏ những cây bị bệnh nặng không cứu được. Đang vào thời điểm làm bông thuận vụ mà vườn sầu riêng gặp tình trạng bệnh nặng như này, năm sau thất thu mất rồi”.
Bên cạnh nỗ lực cứu chữa những cây đang bị bệnh, Anh vẫn tiến hành rải lân tạo mầm làm bông thuận vụ đối với nhưng cây sầu riêng khỏe mạnh. Anh rải 3.5kg/gốc Lân Văn Điển, tới nước cho tan Lân, 10 ngày sau phun tạo mầm bằng 10 – 60 – 10.
Tin Cậy tư vấn thêm cho Anh về giải pháp xử lý vàng lá, thối rễ, xì mủ, mọt đục cành cho vườn của Anh Hậu:
- Dọn cỏ, lá cây quanh gốc, xới nhẹ đất tạo độ tơi xốp, độ thông thoáng, rễ dễ hấp thụ oxy và toàn bộ lượng thuốc tưới thấm vào rễ cây nhanh hơn.
- Đào mương xẻ rãnh tạo độ thông thoáng, tăng khả năng thoát nước
- Sử dụng một số thuốc có hoạt chất Dimethomorph có tác dụng tiêu diệt nấm cả bên trong và bên ngoài vùng rễ. Tưới gốc 2 – 3 lần cách nhau 7 ngày (sử dụng theo liều lượng khuyến cáo như trên bao bì)
- Khoảng 20 ngày sau tiến hành tưới phân humic, phân sinh học Wehg giúp kích rễ, tái tạo bộ rễ, góp phần cải tạo đất trồng. Đồng thời kết hợp phun phân sinh học Wehg trực tiếp lên lá giúp nuôi dưỡng lại cơi lá + phun combi cung cấp trung, vi lượng cho cây giúp lá xanh trở lại
- Những cây bị xì mủ, cạo sạch phần vỏ cây chỗ vết bệnh, sử dụng Mancozeb + Agrifoss quét trực tiếp lên vết bệnh với nồng độ đậm đặc.
- Những cành bị mọt đục nghiêm trọng nên cưa bỏ để chúng không tấn công vào thân chính.
- Các hoạt chất đặc trị mọt đục cành ở dạng lưu dẫn, xông hơi như: Cypermethrin, Chloryphos Ethyl,…Những lỗ nhỏ do mọt gây nên có thể dùng bông gòn đã tẩm thuốc nhét vào để diệt triệt để. Sau đó phun thuốc trừ sâu toàn vườn.
Để hiểu rõ hơn về tình trạng dịch bệnh tại vườn Anh Hậu bà con có thể xem video sau nhé:
Tin Cậy sẽ tiếp tục quay lại vườn để theo dõi và cập nhật cho bà con về tình hình dịch bệnh xỉ mủ, vàng lá thối rễ. Xin chào và hẹn gặp lại bà con trong các bài viết tiếp theo.
Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Vườn 400 gốc sầu riêng đang nguy kịch”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7