Vì Sao Sầu Riêng Miền Tây Chuộng Kích Bông Bằng Paclo

Sầu riêng miền Tây Nam Bộ quen phun xịt paclobutrazol mỗi mùa làm bông vụ nghịch, vì thời tiết vụ nghịch rơi vào tầm tháng 5 âl sẽ xử lý tạo mầm, thế nhưng đây lại là giai đoạn chính vụ mùa mưa tại miền Tây, để kích thích cây ra mắt cua đồng loạt thì ngoài biện pháp đậy bạt, cần phải dùng paclobutrazol phun kích thích cây ra nhiều bông và ra bông đồng loạt.

Mùa nghịch là thế và đôi khi mùa thuận vụ cũng có khá nhiều nhà vườn miền Tây Nam Bộ dùng paclo, tại sao? Tại sao lại dùng paclo trong khi vụ thuận vốn dĩ không cần kích cũng có thể ra bông? Tại sao phải tốn kém như vậy? Tất cả chỉ vì 2 chữ, cụ thể là gì hãy đọc đến cuối bài nhé!

Mắt cua thời điểm sau 24 ngày sử dụng paclo và cắt nước
Mắt cua thời điểm sau 24 ngày sử dụng paclo và cắt nước

Tình hình chung

Năm 2023 được đánh giá là năm có thời tiết nắng mưa thất thường, mưa đến sớm và hết chậm với kiểu mưa bất chợt đã gây bất lợi rất nhiều cho giai đoạn xiết nước cần nắng ráo dài hạn khi lên thuốc kích bông.

Đối với cây sầu riêng khi đảm bảo được đủ thời gian khô hạn cần thiết từ 15-20 ngày thì hệ thống sinh lý trong cây sẽ chuyển từ quá trình sinh trưởng sang sinh sản, cây xuất hiện mắt cua chuẩn bị hình thành bông, giai đoạn này mắt cua rất dễ đi vào miên trạng (nghẹt mắt cua) khi gặp mưa, dù là lượng mưa rất thấp chỉ 10mm/ngày cũng khiến mắt bông chuyển sang chồi lá hoặc giảm số lượng bông hữu hiệu.

Sự khác biệt giữa mắt cua và mắt lá sầu riêng
Sự khác biệt giữa mắt cua và mắt lá sầu riêng

Cách kích bông trong điều kiện thời tiết khó khăn

Vườn anh Khá tại Phong Điền, Cần Thơ bước sang mùa làm trái thứ 2 với 150 gốc sầu riêng Ri 6 năm thứ 5, sản lượng thu hoạch năm vừa rồi là 11 tấn cho 130 cây, năm rồi được đánh giá là thời tiết thuận lợi cho mùa sầu riêng nên các chủ vườn ai cũng phấn khởi.

Mùa sầu riêng năm nay, anh Khá chọn làm bông giai đoạn sớm vào giữa tháng 9 âl, sau khi xịt tạo mầm lần 1 thì mưa đã xuất hiện, anh Khá vẫn tuân thủ 7 ngày/lần thuốc tạo mầm, sau 3 lần phun xịt mắt cưa chưa xuất hiện, anh tiếp tục sử dụng sản phẩm được cho là có khả năng thay thế paclo và mang lại hiệu quả mà ít gây hại cho cây trồng.

Sau khoảng 3 ngày “vuốt nhẹ” nghĩa là dùng liều thuốc thấp hơn so với khuyến cáo, thì mắt cua đã xuất hiện báo hiệu cây đã sẵn sàng mang bông. Paclo đóng vai trò quan trọng trong xử lý ra bông bởi khả năng phá vỡ miên trạng và làm tăng số hoa gấp 20 lần so với khi ra bông tự nhiên.

Kích bông sớm vụ bằng paclo
Kích bông sớm vụ bằng paclo

Để kích bông ra nhiều và đều trong điều kiện thời tiết còn mưa cần phải sử dụng các loại thuốc có bổ sung paclobutrazol hoặc thiourea nồng độ 1.000 – 1.500 ppm. Hầu hết các vườn kích bông bằng paclo trong giai đoạn sớm vụ từ giữa tháng 9 âl đều có dấu hiệu ra mắt cua đều ít bị nghẹt so với giai đoạn tháng 8.

Thói quen dùng Paclo

Không riêng làm bông nghịch vụ mới sử dụng paclo mà ngay cả sớm vụ và thuận vụ thì các nhà vườn miền Tây Nam Bộ vẫn sử dụng paclo để kích bông.

Lý do:

  • Sử dụng paclo giúp cây ra bông nhiều và đồng đều
  • Rút ngắn thời gian ra mắt cua khi khô hạn liên tục từ 3-7 ngày sau khi sử lý paclo thay vì cần khô hạn liên tục 10-14 ngày
  • Là cơ hội duy nhất để kích bông khi gặp mưa
  • Tâm lý muốn điều khiển ra bông, đậu trái theo mong muốn

Nguyên nhân cho những lý do trên là bởi hầu hết các chủ vườn miền Tây Nam Bộ vốn có diện tích đất khiêm tốn mỗi hộ chỉ từ 2.000-10.000m2 với diện tích này mỗi hộ chỉ có từ 50-270 cây sầu riêng và phải trồng với khoảng cách gần 6x6m giúp tăng sản lượng thu hoạch. Tất cả vì 2 chữ “chắc ăn” mỗi khi kích bông sầu riêng, bông ra đều và nhiều đến lúc lựa trái cũng dễ dàng, cũng yên tâm hơn.

Đặc trưng mương liếp tại miền Tây Nam Bộ
Đặc trưng mương liếp tại miền Tây Nam Bộ

Sau khi sử dụng paclo phun lên cây thì 1 phần lượng thuốc vẫn rơi xuống đất và lưu tồn trong thời gian dài kìm hãm sự phát triển của cây vì đây là chất ứng chế sinh trưởng. Thế nên cần thận trọng liều lượng sử dụng và chú trọng phục hồi cây sau thu hoạch bằng các sản phẩm hữu cơ, bổ sung vi sih vật có lợi giúp cải tạo đất và lành tính cho cây trồng như đạm cá, đạm đậu nành, phân humic, phân sinh học WEHG, nấm trichoderma…

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về sự phổ biến của paclo sử dụng trên cây sầu riêng tại miền Tây Nam Bộ. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “Vì sao sầu riêng miền Tây chuộng kích bông bằng Paclo”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo