Trồng Xen, Lợi Bất Cập Hại
Sầu riêng là loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, chúng đòi hỏi chế độ chăm sóc với tần suất dày đặt, phù hợp trồng độc canh để dễ dàng quản lý sâu, rầy, bệnh, chế độ nước tưới trong giai đoạn làm bông và nuôi trái.
Do thời gian sinh trưởng kéo dài suốt 3,5 – 4 năm nên thời gian đầu chi phí đầu tư cao và diện tích đất trống khá nhiều, thế nên nhiều nhà vườn đã chọn trồng xen thêm một số loại cây khác nhằm tăng hiệu quả kinh tế và lấy ngắn nuôi dài. Tuy nhiên, loại cây trồng xen với sầu riêng cần được đảm bảo nhanh cho thu hoạch, thu được nhiều đợt, không mất quá nhiều công chăm sóc và không cùng ký chủ gây bệnh.
Thực tế tôi ghi nhận tại Bình Phước có khu vườn khoảng 2ha trồng sầu riêng cùng với quýt đường, sau hơn 3 năm cây quýt đường đã cho thu hoạch trái chuyền ổn định nguồn thu, trong khi cây sầu riêng vẫn chưa cho trái. Theo tính toán ban đầu, sầu riêng là cây trồng chính, thế nhưng sau 3 năm chủ vườn bắt đầu nhận thấy có điều không ổn và cần xem xét lại. Điều đó là gì?
Lợi bất cập hại
Với khoảng cách trồng sầu riêng là 7x7m và giữa 2 hàng sầu riêng xen thêm 2 hàng quýt đường, như thế gốc sầu riêng cách gốc quýt đường khoảng 2m và sau 3 năm những cây quýt đường sinh trưởng và cho năng suất tốt.
Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng những cây sầu riêng trồng trong vườn quýt kém phát triển phần ngọn, một phần do trước đó chủ vườn phòng trừ rầy bằng hoạt chất chưa được hiệu quả, còn phần nhiều là cây bị thiếu dinh dưỡng cộng thêm đất nhanh khô và cạnh tranh với rễ cây quýt đường làm đầu rễ kém phát triển, không hút đủ dinh dưỡng nuôi bộ lá phát triển khỏe mạnh.
1. Mất cân bằng dinh dưỡng:
Chủ vườn bón chủ yếu là DAP, một ít 30-10-10, còn lại là dùng phân gà trấu xử lý nấm trichoderma, với công thức bón chú trọng DAP làm cây mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu kali, trong khi kali được xem là nguyên tố đa lượng rất cần thiết trong quá trình vận chuyển nước, thúc đẩy trao đổi chất trong cây và giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng. Ngoài ra bổ sung kali đầy đủ còn giúp kiểm sóat dư lượng đạm có trong cây.
2. Thiếu nước
Quan sát hiện trạng đất tại đây chứa nhiều cát, hanh khô và chủ vườn tưới cách ngày, mỗi lần tưới khoảng 30 phút. Thời điểm cây ra rễ sẽ kéo theo đi cơi đọt, lúc này phần đất ngoài rìa tán cây nếu bị khô hạn trong thời gian dài sẽ khiến đầu rễ bị khựng lại, đen đầu rễ không hút được dinh dưỡng nuôi lá, vì thế các lá non bị cong và kém phát triển gần giống với dấu hiệu bị rầy tấn công.
3. Cạnh tranh về rễ
Giữa 2 hàng sầu riêng 7mx7m trồng 2 hàng quýt đường là quá chật. Hiện tại, rễ cây quýt đường đang cạnh tranh trực tiếp về diện tích đất và dinh dưỡng với cây sầu riêng. Rễ sầu riêng khó ăn lan ra bên ngoài khi xung quanh bị giới hạn bởi bộ rễ của những cây quýt, những cây quýt được để trái chuyền nghĩa là thu hoạch quanh năm nên rất “háo ăn” khi dinh dưỡng được đưa vào béc bón cùng lúc cho sầu riêng và quýt.
4. Những bất cập khác
- Với vườn trồng xen phải thường xuyên quản lý sâu bệnh luân phiên theo từng đối tượng cây trồng vì mỗi loại cây sẽ có những dịch hại và thời gian phát sinh khác nhau.
- Khi xiết nước tạo mầm cho sầu riêng sẽ ảnh hưởng đến lượng nước cần tưới cho cây xen canh, nếu quản lý nước không tốt giữa 2 loại cây sẽ dẫn đến mất năng suất cho cả 2.
- Vấn đề di chuyển trong vườn xen canh cũng là một bất tiện mỗi khi bón phân gốc, khi thu hoạch trái hay khi cắt tỉa cành.
Giải pháp
- Giảm bón DAP, thay vào đó nên dùng NPK cân đối như 20-10-10, 30-10-10, 16-16-8… mỗi gốc khoảng 200-300g và bón 3 lần/năm.
- Tăng cường bón phân hữu cơ đã được xử lý hoai hoàn toàn như đạm cá, đạm đậu nành, phân vi sinh…
- Bổ sung thêm phân humic giúp kích thích bộ rễ phát triển, ra nhiều rễ tơ, sử dụng tưới gốc:
3 lít đạm cá/đạm đậu nành + 500g humic + 200 lít nước (1 lần/tháng)
- Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày giai đoạn nắng nóng và thời điểm cây đang đi đọt
- Cắt tỉa hoặc cưa bớt những cây quýt đường ở quá gần gốc sầu riêng
- Định kỳ 7-10 ngày phun sâu rầy bằng cách luân phiên hoạt chất trừ rầy: Imidacloprid, acetamiprid, thiamethoxam, dinofefuran, buprofezin…
- Các cây nên trồng xen trong vườn sầu riêng như: tắc, ổi, đu đủ, chuối, măng cụt…
Vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về những khó khăn khi trồng xen canh với sầu riêng, tôi hy vọng với những lưu ý này sẽ có thể giúp ích được cho quý cô/chú anh/chị trong lựa chọn cây xen canh và quá trình chăm sóc cây trồng. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.
Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!
Tác giả: Thiên Nhiên
Mọi thắc mắc về bài viết “Trồng xen, lợi bất cập hại”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7