Sầu Riêng Đạ Huoai “Thất Thủ”
Những năm gần đây, sầu riêng với giá bán ngày càng cao do nhu cầu xuất khẩu tăng liên tục, ở các tỉnh trồng sầu riêng tại Việt Nam đã đẩy mạnh sản lượng nhằm thu được nguồn lợi trước mắt và với cách chăm sóc từ bao đời nay bằng phân bón vô cơ gây chua đất tạo điều kiện cộng hưởng với thời tiết bất lợi năm 2023 gây nên làn sóng dịch bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ khắp nơi, đặc biệt gây hại trên những cầy sầu riêng đã cho thu hoạch.
Tại Đạ Huoai, Lâm Đồng thời điểm gần cuối mùa mưa đã ghi nhận tình hình bệnh thối thân xì mủ rất nhiều trên địa bàn, hầu hết các vườn đều có sầu riêng xì mủ với mức độ cao nhất từ trước đến nay.
Thời điểm này tương ứng với 1 tháng trước khi kích bông vụ mới, tình thế hết sức bất lợi cho vụ sầu riêng năm 2023-2024 sắp tới. Tình hình dịch bệnh trên sầu riêng Đạ Huoai? Nguyên nhân của làn sóng dịch bệnh này do đâu? Các thiệt hại từ dịch bệnh trên sầu riêng như thế nào? Và giải pháp nào cho tình hình dịch bệnh?
Tình hình dịch bệnh trên sầu riêng Đạ Huoai
Hiện nay, toàn huyện Đạ Huoai hiện có 5.874 ha sầu riêng tập trung ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn. Theo thống kê của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, toàn địa phương có hơn 2.465 nhiễm bệnh xì mủ, thối rễ, vàng lá. Cụ thể trong mỗi vườn sầu riêng nói trên có từ 4 – 15% số cây bị bệnh xì mủ, thối rễ dẫn đến vàng, rụng lá có nguy cơ chết cao nếu không được chữa trị kịp thời.
Thống kê cụ thể đến hiện tại, diện tích sầu riêng bị nhiễm bệnh xì mủ, thối rễ và vàng lá trên địa bàn huyện Đạ Huoai đang có dấu hiệu gia tăng, với diện tích nhiễm nặng là 587 ha, nhiễm trung bình 1.175 ha và diện tích nhiễm bệnh nhẹ là 783 ha. Trong đó, một số diện tích bị bệnh năng đã khiến cây sầu riêng bị chết từ 2 – 3% số cây mắc bệnh.
Khảo sát thực tế tại các vườn sầu riêng trên địa bàn Đạ Huoai đã quan sát thấy tất cả các chủ vườn đều phun thuốc phòng bệnh và trong vườn lúc nào cũng có 1 vài cây sầu riêng nhuộm màu từ màu xanh, trắng cho đến màu nâu đồng, đó chính là dấu hiệu của quét thuốc gốc đồng, các thuốc có hoạt chất trừ nấm bệnh với mục đích trừ nấm phytophthora gây xì mủ hằng năm trên cây sầu riêng, tuy nhiên năm nay xì mủ lan nhiều và khó khống chế hơn.
Mỗi vườn một màu – mỗi vườn một loại thuốc, không có thuốc bảo vệ thực vật nào đặt trị làm dứt hẳn tình trạng bệnh, các chủ vườn chỉ có thể thử hết loại này đến loại khác và trông chờ cây hết bệnh.
Một số vườn sầu riêng như của chú 7 đã phun dung dịch Bóoc-Đô tạo nên khung cảnh như “tuyết tháng 10” phủ kín lá sầu riêng, đây là lần thứ 2 trong năm kể từ sau khi thu hoạch với mục đích phòng và diệt trừ nấm bệnh cũng như rong rêu trên thân cành trước 1 tháng khi tiến hành kích mắt cua. Phun Bóoc-Đô thật sự có hiệu quả phòng bệnh, tuy nhiên công tác thực hiện tốn nhiều công sức, thời gian, người phun xịt cần kiên nhẫn.
Cây sầu riêng sau khi phun Bóoc-Đô
Nguyên nhân của làn sóng dịch bệnh do đâu
Nguyên nhân của làn sóng dịch bệnh gây hại trên sầu riêng như năm nay được cho là thời mưa đến sớm, mưa nhiều làm tăng ẩm độ đất và không khí, không chỉ mưa nhiều mà thời tiết còn khắc nghiệt ở chỗ sau mưa dầm là những ngày nắng gắt, thời tiết oi bức, nhịp độ thời tiết thay đổi thất thường nhanh chóng đã phá vỡ sự cân bằng điều tiết của cây trồng, dẫn đến mất đề kháng cộng thêm điều kiện đất chua hóa dễ làm phát triển mầm bệnh.
Đất đai chua hóa, suy thoái và chai cứng do phân bón vô cơ được sử dụng quá nhiều trong suốt giai đoạn làm trái cho đến giai đoạn phục hồi cây. Thêm vào đó là vòng lập 7 ngày phun thuốc phòng sâu rầy đã làm cây sầu riêng trở nên suy yếu và khi đặt vào điều kiện thời tiết bất lợi thì nhiễm bệnh là điều tất yếu.
Các hoạt chất phòng trừ nấm bệnh đã cũ và với cách lạm dụng liều lượng như hiện tại đã góp phần tăng tính kháng thuốc của nấm bệnh không chỉ riêng trên cây sầu riêng, đó là nguyên nhân trị bệnh ngày càng khó.
Thiệt hại từ dịch bệnh trên sầu riêng như thế nào
Mỗi vườn sầu riêng có khoảng 5/100 cây nhiễm bệnh xì mủ và 1 vài cây bị vàng lá thối rễ, các cây sầu riêng mới nhiễm hoặc tái nhiễm ở mức độ nhẹ sẽ được cạo vỏ và bôi thuốc trực tiếp tại vết bệnh.
Hậu quả:
- Cây chậm lớn, mất sức mang trái
- Tốn thời gian và công phục hồi
- Phải cưa bỏ đoạn thân, cành nhiễm bệnh nặng
- Gây chết cây khi nhiễm rất nặng, cây mất khả năng phục hồi
- Trồng sầu riêng con thay thế cây đã chết
Giải pháp nào cho tình hình dịch bệnh
Chuyển từ bón nhiều phân vô cơ và các dạng thuốc hóa học sang sử dụng phân, thuốc có nguồn gốc sinh học nhiều hơn. Đặt biệt là giai đoạn sau khi thu hoạch, giai đoạn mà cây cần được phục hồi một cách lành mạnh.
Giải pháp:
Bước 1: Sau khi thu hoạch nên cắt tỉa cành, cuống sầu riêng còn lại trong 7 ngày sau khi thu hoạch.
Bước 2: 10 ngày sau thu hoạch dùng 3 lít đạm cá + 0,5kg humic + 0,5kg trichoderma (1 lần/tháng)
Bước 3: Bón thêm phân chuồng đã được xử lý kỹ, phân hữu cơ nở (ít nhất 2 lần/năm)
Bước 4: Sử dụng phân sinh học WEHG tưới gốc định kỳ 3 tháng/lần
Tác dụng: Bổ sung phân hữu cơ giúp tăng độ tơi xốp, tăng khả năng giữ lại chất dinh dưỡng và là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật trong đất hoạt động.
Nguyên tắc để hạn chế bệnh phát sinh là tăng khả năng đề kháng của cây trồng, giữ được mật độ vi sinh vật có lợi luôn cao hơn vi sinh vật có hại trong môi trường đất, duy trì pH đất trong khoảng 5,5 – 6,5 phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng. Để làm được các điều trên cần phải nuôi dưỡng cây ngay từ ban đầu bằng các loại phân, thuốc có nguồn gốc lành tính ở dạng hữu cơ và bổ sinh thêm các chủng vi sinh vật có lợi.
Đất có tỷ lệ vi sinh vật cao sẽ tỷ lệ thuận với độ màu mỡ của đất, quần thể vi sinh vật đất bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm, tảo, nguyên sinh động vật. Quần thể vi sinh vật đất là chỉ số để đánh giá chất lượng đất. Do đó, để phát triển nông nghiệp bền vững thì việc quan trọng hàng đầu là tăng cường hệ vi sinh vật đất.
Hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây trồng, phân giải các chất hữu cơ trong đất, chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng, giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng dễ tiêu cho cây hấp thụ. Bên cạnh đó còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng, cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cung cấp cho cây trồng…
Vừa rồi là phần cập nhật của tôi về tình hình thối thân xì mủ tại Đạ Huoai, Lâm Đồng. Cảm ơn quý bà con đã quan tâm đến bài viết này, hẹn gặp lại quý đọc giả ở các bài viết sau.
Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!
Tác giả: Thiên Nhiên
Mọi thắc mắc về bài viết “Sầu riêng Đạ Huoai thất thủ”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7