Rêu Ký Sinh Gây Hại Như Thế Nào?

Đầu tiên rêu là một loài thuộc lớp thực vật, không có rễ, thân thảo và không có mạch dẫn nước. Thay vào đó, rêu hấp thụ nước trực tiếp từ môi trường xung quanh thông qua các lá và thân của nó. Rêu rất ưa thích môi trường ẩm ướt, với độ ẩm cao, có ánh sáng kém. Vì vậy rêu sinh sôi phát triển mạnh trong giai đoạn mùa mưa.

Rêu ký sinh mạnh khi cây bị bệnh đề kháng kém
Rêu ký sinh mạnh khi cây bị bệnh đề kháng kém

Trên cây sầu riêng rêu được xem là một loài gây hại. Giai đoạn rêu nhiều nhất là khi chúng ta phun xịt phân bón lá trên thân nhiều kèm theo độ ẩm vào vào mùa mưa tạo tiền đề cho rêu phát triển cực kỳ mạnh. Ngoài ra rêu còn ký sinh mạnh khi cây sầu riêng bị yếu sức, điều này xảy ra khi cây sầu riêng bị tổn thương. Thiếu ánh sáng cũng là một nguyên nhân khiến rêu phát triển nhanh và mạnh. Một khu vườn rậm rạp, cành lá không được cắt tỉa thông thoáng là một môi trường lý tưởng cho rêu cư trú.

Rêu ký sinh trên cây không chỉ gắn kết vật chủ của nó mà còn cạnh tranh với cây trong việc hấp thụ ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng. Khi rêu phủ kín một phần lớn của cây, nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quang hợp của cây, gây ra suy yếu và chết cây. Đặc biệt, rêu ký sinh có thể cản trở quá trình hô hấp của cây bằng cách chặn sự lưu thông không khí và tạo ra một môi trường ẩm ướt, khiến cho cây dễ bị nhiễm mốc hoặc bệnh tật khác.

Rêu ký sinh kín cả thân gây cản trở quang hợp
Rêu ký sinh kín cả thân gây cản trở quang hợp

Để ngăn chặn sự phát triển quá mức của rêu ký sinh trên cây, có một số biện pháp mà người ta có thể thực hiện. Một trong những cách phổ biến nhất là cung cấp ánh sáng đủ cho cây bằng cách tạo ra không gian mở để ánh sáng mặt trời có thể thẩm thấu vào. Việc tạo điều kiện môi trường khô ráo cũng giúp giảm sự phát triển của rêu. Ngoài ra, việc bảo vệ cây khỏi tổn thương và duy trì sức khỏe tổng thể của cây cũng là một cách hiệu quả để ngăn chặn sự phát triển quá mức của rêu ký sinh.

Khi mật độ rêu trên cây đã nhiều, việc cần làm chính là tẩy rêu trên thân cây sầu riêng. Các hoạt chất được cho là công dụng nhiều nhất khi tẩy rêu trên thân là Vôi (CaCO3), Đồng Sulfat, Clo 70%, … Việc tẩy rêu này nên làm định kỳ hàng năm, đặc biệt là sau khi thu hoạch xong. Có thể lặp lại 1 – 2 lần trong mùa mưa nhiều.

Công tác tẩy  rêu cả vườn là việc làm cần thiết
Công tác tẩy  rêu cả vườn là việc làm cần thiết

Ngoài ra việc phun phòng bằng các chế phẩm sinh học góp phần tăng sức đề kháng cũng như tạo ra một lớp màn bảo vệ cho trước sự ký sinh của rêu cũng đang được cho là giải pháp thân thiện với môi trường: Phân sinh học WEHG và Chitosan được khuyến cáo sử dụng như kháng sinh cho cây trồng, phòng chống rêu hiệu quả trên cây sầu riêng. Ngoài ra việc sử dụng định kỳ và dài hại còn giúp cây phát triển tốt chống chịu với thời tiết và sâu bệnh.

Xem thêm

Tác giả: Duy Tân

Mọi thắc mắc về bài viết “Rêu ký sinh gây hại như thế nào?”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo