Phối Hợp Đạm Cá Và Đạm Đậu Nành Trong Chăm Sóc Cây Trồng
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, một nguyên tố có thể nói là quan trọng bậc nhất và rất cơ bản chắc hẳn ai cũng biết đến, nhưng cũng rất nhiều người chưa biết cách sử dụng đúng mức gây nên tình trạng lợi bất cập hại. Đó là nguyên tố nào? Cách sử dụng ra sao? Và công dụng của chúng là gì? Những vấn đề trên sẽ được cập nhập ngay sau đây.
Nguyên tố dinh dưỡng cần thiết bậc nhất
Nguyên tố đạm (N) chiếm 1-5% trọng lượng khô của cây trồng, kiểm soát sự sinh trưởng và đậu trái của thực vật, tham gia vào quá trình tổng hợp amino acid và hình thành protein.
Trước đây bà con nông dân thường hay sử dụng phân bón hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng ở dạng tổng hợp nhân tạo vì chúng tiện dụng, hiệu quả nhanh và mang lại năng suất cao.
Dần dần sau thời gian dài sử dụng phân bón hóa học đã làm cho đất bị chua, bị chai cứng, tăng mức độ bệnh, năng suất giảm dần, khi đó mọi người bắt đầu nhìn lại những loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ lành tính hơn như các loại phân đạm như: đạm cá, đạm đậu, phân gà nở, phân dơi… trong canh tác cây sầu riêng, cây bưởi, thanh long, chanh dây…
Đạm cá nước ngọt
Đạm cá nước ngọt cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá nước ngọt, giúp cho cây trồng dễ hấp thu chất đạm hữu cơ.
Thành phần có trong 1 lít đạm cá:
- Chất hữu cơ tổng:………..25%
- N tổng số:………………….1,53%
- Tổng C/N:…………………..8%
- Tỷ trọng:…………………..1,05
- pHH2O:………………………5,4
- NaCl tổng số:……………..0,09
Công dụng:
- Cung cấp chất hữu cơ được thủy phân từ cá nước ngọt, giúp cho cây trồng dễ hấp thu đạm hữu cơ và được hấp thu qua rễ hoặc qua lá.
- Cung cấp amino acids và các khoáng chất khác cần thiết cho cây, giúp bộ rễ khỏe mạnh hồng hào, lá to, dày, lên màu cơm và ngon hơn.
- Phục hồi các cây bị yếu, cây sau thu hoạch, thúc đẩy sự phát triển cây trồng, giúp cây chắc khỏe từ đó tăng khả năng kháng bệnh tốt hơn.
- Giúp giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học.
- Giảm chi phí đầu tư mà cây vẫn khỏe đẹp.
- Thu hút giun đất sinh sống và tăng số lượng trong vùng đất canh tác.
Anh/chị có thể tham khảo sản phẩm tại: https://tincay.com/dam-ca-nuoc-ngot-phan-ca-huu-co-dung-cho-nong-nghiep/
Đạm đậu nành
Đạm đậu nành: được ủ 100% từ hạt đậu nành nguyên chất với men vi sinh
Công dụng:
Chuyên dưỡng trái, giúp trái căng tròn, chắc cuống, nặng ký, không sượng, sơ múi, cháy múi, giúp cơm vàng dẻo thơm, lép hạt….
- Giúp cây trồng có bộ rễ khỏe mạnh, lá to, dày…
- Phục hồi các cây bị yếu, cây sau thu hoạch, thúc đẩy sự phát triển cây trồng, giúp cây chắc khỏe, kháng bệnh tốt hơn.
- Giúp giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học.
- Giảm chi phí đầu tư mà cây vẫn khỏe đẹp.
- Cung cấp vi sinh có lợi giúp cải tạo đất thoái hóa.
- Cung cấp các nguyên tố Bo, canxi và các vitamin.
- Giúp nuôi trái to tròn, nở hộc.
- Sử dụng kết hợp đạm cá và đạm đậu nành giai đoạn mang trái giúp trái, cành, lá khoẻ, phát triển đồng đều, giúp giảm thiểu chi phí phục hồi cây giai đoạn sau thu hoạch.
Anh/chị có thể tham khảo sản phẩm tại: https://tincay.com/dam-dau-nanh-phan-huu-co-thuy-phan-tu-dau-nanh/
Phối hợp đạm cá và đạm đậu nành có được không?
Có nhiều bà con hay thắc mắc rằng có thể phối hợp đạm đậu và đạm cá trong một lần tưới được hay không? Câu trả lời là CÓ, vẫn có thể phối hợp hai loại phân bón này ở liều lượng hợp lý sẽ giúp cây sầu riêng bung cơi, lụa lá chắc khỏe, vì bản chất của đạm đậu nành và đạm cá đều có thành phần chủ yếu là N (đạm) hữu cơ, nên việc phối trộn là lành tính và bổ trợ lẫn nhau.
Liều lượng:
Cây từ 1-2 năm tuổi:
- Tưới gốc (mỗi tháng tưới một lần)
1 lít đạm cá + 1 lít đạm đậu nành + 0,5kg humic + 200 lít nước
- Phun lá (mỗi tháng phun lá 2 lần, giai đoạn lá lụa là tốt nhất)
1 lít đạm cá + 250g humic + 200 lít nước
Hoặc: 1 lít đạm đậu nành + 250g humic + 200 lít nước
Cây từ 3 năm tuổi trở lên:
- Tưới gốc (mỗi tháng tưới một lần)
2 lít đạm cá + 1 lít đạm đậu nành + 0,5kg humic + 200 lít nước
- Phun lá( mỗi tháng phun lá 2 lần, giai đoạn lá lụa là tốt nhất)
1 lít đạm cá + 250g humic + 200 lít nước
Hoặc: 1 lít đạm đậu nành + 250g humic + 200 lít nước
Lưu ý: Có thể phối hợp giữa đạm cá, đạm đậu nành với thuốc phòng từ sâu bệnh
Đối với cây sầu riêng giai đoạn ra mắt cua – kéo đọt: có thể sử dụng đạm cá, đạm đậu nành hoặc phối hợp cả 2 loại phun gốc khi mắt cua được 3-4cm (khi đã xác định được mắt cua là chồi bông hay chồi lá)
Phun gốc: 1 lít đạm cá + 1 lít đạm đậu nành + 200 lít nước
Công dụng: kéo dài mắt cua, giúp bông phát triển to khỏe, kéo nhanh cơi lá to khỏe để kịp lụa lá trước khi xổ nhụy bắt đầu.
Có thể phối hợp phun GA3 kéo nhanh cơi đọt hoặc dùng KNO3 kéo mắt cua đồng loạt để quản lý giai đoạn xổ nhụy và đậu trái được tốt hơn.
Qua bài chia sẻ này, tôi hy vọng quý cô/chú anh/chị đã có cho mình câu trả lời thoải đáng. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.
Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu !
Tác giả: Thiên Nhiên
Mọi thắc mắc về bài viết “Phối hợp đạm cá và đạm đậu nành trong chăm sóc cây trồng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7