Một đĩa thổi khí (đĩa phân phối khí, đầu tán khí) tốt, điều quan trọng làm nên điều đó không chỉ ở chất liệu làm nên khung đĩa, mà chính là vật liệu làm nên màng đĩa. Vậy những vật liệu nào được chọn làm màng đĩa thổi khí?

EPDM

Cao su EPDM (viết tắt từ Ethylene Propylene Diene Monomer)

cong thuc hoa hoc cua EPDM
Công thức hóa học của EPDM

Liên kết trong EPDM là liên kết đơn đã bão hòa trên trục chính. Giúp cho cấu trúc mạch trở nên chắc chắn, không bị đứt khi chịu tác động của axit loãng, kiềm loãng, dung môi, hơi nước, ánh sáng mặt trời, tia UV, Ozon…

Gốc EPDM có liên kết phân tử theo liên kết ngang tạo cấu trúc hạt kín với lớp phủ bề mặt dày dặn cả bên trong và bên ngoài. Hạt phân tử có cấu trúc nhỏ, mịn nên dẫn đến tốc độ truyền nhiệt chậm hơn so với chuỗi hạt phân tử cấu trúc lớn (xét trên cùng 1 chiều dài vật liệu). Dãy nhiệt độ làm việc từ -50 °C tới 120°/ 150 °C (- 60 °F tới 250°/ 300 °F).

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc và bảo quản, cần tránh để EPDM tiếp xúc với các loại xăng dầu, dầu mỏ, mỡ và các hydrocarbon. Vì nếu tiếp xúc với những chất này sẽ xảy ra phản ứng hóa học, khiến mạch liên kết bị đứt gãy.

fEPDM là loại vật liệu được hãng SSI phát triển từ EPDM. Màng fEPDM sẽ có thêm 1 lớp bảo vệ ngoài mặt màng đĩa, ngăn các tạp chất, tấn công hóa học, phơi nhiễm ôzôn, nhiệt độ cao,.. và ngăn bụi bẩn, cặn, nước lọt vào đĩa hiệu quả cao hơn.

fEPDM

PTFE

PTFE, là viết tắt của từ Poly Tetra Fluorethylene hay còn gọi là Teflon

PTFE là loại nhựa đặc biệt, có liên kết mạnh và bền, không bị giòn đi trong không khí lỏng, không mềm đi trong nước đun sôi, không biến đổi trạng thái trong khoảng từ -190°C đến 300°C. Rất bền với các tác nhân hoá học, không tác dụng với dung dịch axit, kiềm đậm đặc, với các tác nhân oxi hoá mạnh.

Có hệ số ma sát rất nhỏ (0,04) ứng thứ 2 sau kim cương, không bám dính bề mặt với bất cứ loại vật liệu nào, độ bền nhiệt cao (tới 400°C ), không nóng chảy, phân huỷ chậm, chịu được tia UV.

Cách điện cực tốt và không chịu ảnh hưởng của điện từ trường.

PTFE

EPDM và PTFE là 2 loại vật liệu thông dụng được sử dụng làm màng đĩa thổi khí vì những đặc trính ưu việt của nó: chịu được hóa chất, acide, kim loại, dung môi của nước thải, tia UV, nhiệt độ cao, bền, hạn chế biến dạng qua thời gian dài sử dụng.

Đồng thời, khi kết hợp với những khung đĩa được làm bằng những vật liệu sau, sẽ khiến đĩa phân phối khí trở nên hoàn hảo hơn.

Polypropylen

Polypropylene (PP), còn được gọi là polypropene, là một polymer nhiệt dẻo

Polypropylene thường cứng và linh hoạt, đặc biệt là copolymerized với ethylene. Điều này cho phép polypropylene được sử dụng trong kỹ thuật nhựa, cạnh tranh với các vật liệu như ABS, tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài; do đó được chế tạo thành sợị PP có điểm nóng chảy 100 °C.

Đây là vật liệu được dùng là đĩa thổi khí tinh.

Polypropylen

Acrylic

Acrylic hay còn gọi là Mica – một loại nhựa dẻo nóng, thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dẫn xuất của axit acrylic.

Acrylic đặc tính dẻo nên dễ dàng gia công lắp ghép, uốn, ép theo ý muốn, chịu được nhiệt độ cao, chống ăn mòn, không dẫn điện, nhiệt và rất dễ dàng trong gia công.

Vật liệu được chọn làm đầu tán khí thô của SSI

Acrylic

ABS

ABSviết tắt từ Acrylonitrin Butadien Styrenà một loại nhựa nhiệt dẻo thông dụng

ABS cứng rắn nhưng không giòn, cân bằng tốt giữa độ bền kéo, va đập, độ cứng bề mặt, độ rắn, độ chịu nhiệt các tính chất ở nhiệt độ thấp và các đặc tính về điện, chịu được va đập và độ dai, khả năng chịu va đập không giảm nhanh ở nhiệt độ thấp, ổn định dưới tải trọng rất tốt.

ABS

Vật liệu được chọn làm đầu tán khí thô của EDI

Hy vọng là thông qua những thông tin trên đây, sẽ giúp quý khách lựa chọn được loại vật liệu đĩa phân phối khí có thể thích nghi với môi trường nước thải của mình, nhằm có được hiệu quả xử lý cao nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo