Kỹ thuật canh tác lúa trên vùng nước lợ

Trên vùng bán đảo Cà Mau, tùy theo nguồn nước ngọt có được để rửa mặn trên ruộng mà tiến hành xuống giống

1/ LÀM ĐẤT:

– Sau khi thu hoạch tôm xong, rửa mặn trong ruộng bằng cách xả thật cạn nước trong ruộng, sau đó bơm nước ngọt vào, tiến hành 2-3 cho tới khi nước trong ruộng không còn mặn hoặc độ mặn <3 ‰ (dưới 3 phần ngàn). Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, làm sạch các loại cỏ cây và các dịch hại có trong ao từ vụ nuôi trước (tôm, cua, cá…v.v.)

2/ GIỐNG:

– Là yếu tố quan trọng trong canh tác lúa luân canh tôm sú, cần phải chọn giống có thời gian thích hợp với thời gian có nước ngọt sau vụ tôm sú là giống chịu mặn. Chống chịu trung bình với rầy nâu cấp 4-5, nhiễm đạo ôn cấp 5-7, nhiễm bạc lá cấp 5.

tham canh lua vung nuoc lo
Chọn giống là nahan tố quyết định lớn đến năng suất lúa sau thu hoạch. Hiện năng có nhiều giống lúa có khả nặng chịu mặn, chịu phèn cao

+ Chịu mặn 4-6 ‰, chịu phèn khá (mang gen ngập và mặn).

+ Giống nhóm A: có thời gian sinh trưởng từ 85 – 95 ngày.

+ Giống nhóm B: có thời gian sinh trưởng 120 ngày.

3/ GIEO SẠ:

Lưu ý: Dặm tại chỗ lúa bị chết 17-20 ngày.

+ Áp dụng biện pháp cấy có thể tranh thủ thời vụ, rửa mặn và cây lúa chịu mặn tốt hơn.

cay ma

+ Cây khoảng cách 20cm – 25 cm đối với nhóm lúa B và 30cm – 40 cm đối với lúa mùa sớm .

4/ PHÂN BÓN :

– Sau khi xới, bừa đất xong. Ta dùng phân lân Thuận Lợi bón lót từ 10-15 kg/1000m2.

– Sau khi xạ lúa xong từ 10-12 ngày. Ta dùng phân hữu cơ sinh học 50kg trộn với 5kg Urê, trộn đều chia ra bình quân 12-14 kg/ 1000m2.

– Sau khi xạ lúa xong từ 20 – 22 ngày. Ta dùng phân hữu cơ sinh học 50kg trộn với 5kg DAP, trộn đều chia ra bình quân 12-14 kg/ 1000m2.

giong lua chiu man cho nang suat cao

– Sau khi xạ lúa xong được 30 ngày. Ta dùng phân hữu cơ sinh học 50kg trộn với 10kg Kali, trộn đều chia ra bình quân 12-14 kg/ 1000m2.

– Sau khi xạ lúa xong được 53 – 55 ngày (giai đoạn lúa trổ đều, lúa đã ngậm hạt). Ta dùng phân hữu cơ sinh học (Dạng lỏng) 1 lít pha với 50 – 60 lít nước cho 1000m2 , xịt đều mặt ruộng.

GHI CHÚ:

  • Khi trộn phân hữu cơ sinh học với phân Urê, Kali. Chúng ta không được để lâu quá 4h. Nên đem ra đồng trộn đều rồi rải ngay.
  • Trong giai đoạn lúa trổ bông từ 40 – 50 ngày, hạt lúa còn hở miệng không nên xịt các loại thuốc dưỡng dễ gây hư hạt. (Trong giai đoạn này hạt lúa thường chỉ ngậm hạt vào lúc 9h – 10h 20 phút. Thời gian còn lại hạt lúa mở miệng)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo