Đen Xơ Ở Mít Thái Và Cách Khắc Phục

Thưa bà con, giống mít thái, mít siêu sớm cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Thời gian từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch dao động từ 4 đến 4.5 tháng hoặc 4 tháng 10 ngày là có thể thu hoạch mít già.Tuy nhiên vụ mùa mưa, nhất là ở đông nam bộ và đồng bằng song Cửu Long. Mít ra hoa tầm tháng 5 Âm Lịch trở đi, thì có hiện tượng xơ bị đen.

Hiện tượng đen xơ ở mít thái và cách khắc phục
Hiện tượng đen xơ ở mít thái và cách khắc phục

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Hiện tượng đen xơ ở mít thái và cách khắc phục
Hiện tượng đen xơ ở mít thái và cách khắc phục

Nếu người có kinh nghiệm, nhìn từ bên ngoài cũng có thể đoán được là bên trong xơ đã bị đen. Da không bóng, trái lại xù xì, tối, sần. Trái mít vẫn lớn bình thường, nhưng khi thu hoạch, bổ ra xơ đen. Nên không có giá trị thương mại (mất giá) hoặc bán không được.

Hiện tượng đen xơ ở mít thái và cách khắc phục
Hiện tượng đen xơ ở mít thái và cách khắc phục

Nguyên nhân gây đen xơ ở mít

Hiện tượng đen xơ ở mít vào mùa mưa là do thiếu canxi. Do mưa nhiều canxi trong đất bị hụt và cây mít hấp thu kém. Bà con nên bổ sung can xi cho mít trước khi và lúc chúng ra hoa. Loại canxi tốt nhất là canxi lỏng. Phun lá và tưới gốc giai đoạn mít ra nụ và cứ định kỳ 2 tháng phun lại 1 lần nữa. Thì sẽ giải quyết vấn đề đen xơ này triệt để. Canxi dạng lỏng này rất dễ tìm ngoài thị trường hoặc có thể dùng vôi để thay thế.

Có một số ý kiến cho rằng hiện tượng đen xơ ở mít này là do muỗi hình tam giác chích hút truyền nấm bệnh. Do đó phải tăng cường phun thuốc trừ muỗi, nấm từ đầu. Tuy nhiên biện pháp này chưa được chứng minh một cách khoa học, cũng như chưa được kiểm chứng.

  1. Việc lạm dụng thuốc hóa học sẽ dẫn đến tồn dư thuốc trong trái mít. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
  2. Chú trọng dinh dưỡng cho cây. Trường hợp có điều kiện, nên dùng phân hữu cơ vi sinh Fusa EMZ của Mỹ. Bà con trồng mít ở Tiền Giang đã kiểm nghiệm nhiều năm nay- cây mít cho trái khỏe mạnh, hầu như không có hiện tượng đen xơ ngay cả trong mùa mưa. Đặc biệt, khi dùng phân hữu cơ vi sinh EMZ Fusa. Thì càng về những năm sau, đất càng được cải tạo, lượng phân vô cơ (phân hóa học) sẽ giảm đi rất nhiều. Cây phát triển bền vững, khỏe mạnh, ít sâu bệnh và khả năng kháng bệnh, miễn nhiễm với bệnh tật rất cao.

EMZ-Fusa

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Liều lượng dùng là 3-4 lít phân EMZ Fusa / 1 hecta / cho một lần tưới. Một mùa vụ, có thể tưới từ 2-3 lần; nhất là vào mùa mưa. Trường hợp ngân sách cho phép, bà con có thể tưới 4-5 lần/năm. Chia đều ra các lần, tập trung nhiều nhất là gia đoạn đầu mùa mưa, giai  đoạn sắp ra hoa, trái đang lớn, v.v, riêng giai đoạn mít sắp thu hoạch hoặc giai đoạn hãm nước thì không cần dùng phân.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!!!

Tác giả: Kỹ sư nông nghiệp Dũng.


Mọi thắc mắc về “Hiện tượng đen xơ ở mít thái và cách khắc phục”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; minhcuong@tincay.com

Website: tincay.comthuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo