Giải Pháp Phòng Bệnh EHP Trên Tôm Thẻ Chân Trắng

EHP là bệnh vi bào tử trùng, do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra. Bệnh không gây chết hàng loạt nhưng cũng nguy hiểm cho tôm thẻ chân trắng, chúng làm tôm chậm lớn, khó nuôi được về size dưới 100 con/kg, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi tôm. Giải pháp phòng bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng như thế nào cùng Thuỷ Sản Tin Cậy tìm hiểu về vấn đề này.

giai phap phong benh ehp tren tom the chan trang 01

Dấu hiệu nhận biết

  • Giai đoạn tôm thả được 1 tháng: Tôm có dấu hiệu còi cọc, kích thước không đồng đều, nhu cầu ăn thức ăn không tăng mà giảm dần, ruột rỗng, phân đứt khúc, đường ruột tôm cong

giai phap phong benh ehp tren tom the chan trang 02

  • Màu sắc tôm có thể chuyển sang trắng đục hay màu sữa
  • Tốc độ tăng trưởng chỉ từ 10 – 40% so với các ao bình thường

giai phap phong benh ehp tren tom the chan trang 03

  • Mắt tôm xuất hiện đốm đen, cơ và dọc ruột sau tôm cũng chuyển màu đen.
  • Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP, biểu hiện rõ nhất khi tôm khoảng 3-4g/con. Trong giai đoạn này, tôm ăn không mạnh, có hiện tượng ốp thân và nhảy size chậm
  • Tôm bị nhiễm EHP nặng sẽ xuất hiện phân trắng và gan tụy sẽ mất màu

Các con đường lây nhiễm EHP

  • Lây nhiễm theo chiều dọc: Từ bố mẹ lây sang ấu trùng tôm con
  • Lây nhiễm theo chiều ngang:
    • Nguồn thức ăn tươi sống, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, Artemia,..
    • Môi trường nước: Phân tôm, vỏ tôm, thức ăn thừa,…

Giải pháp phòng bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng

  • Cải tạo ao nuôi: Thực hiện cải tạo ao thật kỹ lưỡng để loại bỏ các mầm bệnh
    • Đối với ao đất: Cần sên, nạo vét bùn đáy ao, phơi ao 7 – 10 ngày, bón vôi để ổn định pH nền đáy ao, giúp hạ phèn đất, tiêu diệt mầm bệnh từ vụ nuôi trước. Sau đó rửa ao, dùng chlorine 30 ppm (30kg/1000m3) để diệt khuẩn trước khi cấp nước vào ao.
    • Đối với ao lót bạt: Chà, rửa sạch bạt, phơi nắng, phun khử khuẩn bằng chlorine từ đáy, bờ và xung quanh ao.
  • Vệ sinh, khử trùng các vật tư trang thiết bị: Quạt nước, thiết bị sục khí, xô, bể ủ vi sinh, vợt,…
  • Ao lắng: Nếu có điều kiện người nuôi nên có ao lắng. Ao lắng giúp quản lý chất lượng nước, giúp loại bỏ chất lơ lửng từ nguồn nước cấp, giúp giảm mềm bệnh, hạn chế những mối nguy hạn, chủ động được nguồn nước sạch trước khi cấp vào ao nuôi.
  • Con giống: Chọn cơ sở sản xuất giống uy tín, chất lượng. Con giống đã được xét nghiệm PCR không mang các mầm bệnh
  • Thường xuyên quan sát kiểm tra nhá, nhu cầu ăn thức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý tránh dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển

giai phap phong benh ehp tren tom the chan trang 04

  • Quan sát, kiểm tra thường xuyên màu sắc tôm, gan tôm, kích cỡ,…
  • Đảm bảo biện pháp an toàn sinh học để tránh tình trạng lây nhiễm chéo mầm bệnh giữa các ao nuôi. Các dụng cụ, trang thiết bị giữa các ao cần sử dụng riêng biệt. Hạn chế người đi lại mang mầm bệnh vào ao nuôi.
  • Quản lý chất lượng nước tạo môi trường cho tôm sinh trưởng, phát triển, hạn chế mầm bệnh:
    • Thường xuyên xi – phông đáy ao (nếu có điều kiện)
    • Định kỳ 3 – 5 ngày bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua + men vi sinh xử lý đáy ao cải thiện chất lượng nước, kiểm soát tảo, xử lý mùn bả hữu cơ, thức ăn thừa, tăng cường vi sinh có lợi, hạn chế mầm bệnh.
    • Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước: pH, kH, Fe, O2, NH4/NH3, NO2,…
  • Bổ sung chất khoáng, vitamin C, men tiêu hoá, giúp tôm cứng vỏ, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hoá.
  • Trường hợp phát hiện tôm bị nhiễm EHP nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm bà con có thể tiến hành thu hoạch ngay để cải thiện điều kiện kinh tế. Hoặc trường hợp xấu nhất cần tiêu hủy đàn tôm và cải tạo ao thật kỹ để thả vụ nuôi tiếp theo.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế nhưng thiệt hại khi nuôi tôm. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Giải pháp phòng bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo