7 Giải Pháp Giảm Chi Phí Nuôi Tôm

Hiện nay nghề nuôi tôm ngày càng khó khăn, giá tôm nguyên liệu không ổn định, chi phí đầu tư: Thức ăn, hóa chất, thuốc men vi sinh, vật tư trang thiết bị ngày càng tăng. Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, nhiều loại bệnh chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Giải pháp nào để giúp người nuôi giảm chi phí đầu tư cho một vụ nuôi, nâng cao lợi ích kinh tế cùng Thủy Sản Tin Cậy tìm hiểu về vấn đề này nhé.

giai phap giam chi phi nuoi tom 01

1. Thức ăn

Chi phí thức ăn chiếm 50 – 60% tổng chi phí đầu tư nuôi tôm. Khi cho tôm ăn lượng thức ăn thất thoát ra ngoài môi trường khoảng 20%, lượng thức ăn dư thừa này sẽ tích tụ dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường nước và phát sinh khí độc. Việc kiểm soát tốt lượng thức ăn, giảm thức ăn dừ thừa, FCR giảm, có thể giảm 10 – 30% lượng thức ăn từ đó giúp giảm chi phí sử dụng men vi sinh, hóa chất xử lý cải thiện chất lượng nước.

Chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, bảo quản thức ăn không bị ẩm móc để tôm có thể hấp thụ tiêu hóa tôt thức ăn, giúp tôm tăng trưởng và phát hiện khỏe mạnh, hạn chế ô nhiễm và dịch bệnh để giảm chi phí về thuốc, men, hóa chất xử lý.

Chọn cỡ thức ăn phải phù hợp với cỡ tôm hạn chế thất thoát thức ăn. Thường xuyên canh nhá, tùy vào điều kiện thời tiết (nắng gắt, mưa kéo dài, môi trường thay đổi đột ngột) điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Trong ngày nên chia nhỏ nhiều cử cho ăn để tôm có thể sử dụng tốt nguồn thức ăn, tiết kiệm chi phí xử lý nước do lượng thức ăn thừa gây ra

Gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu, tôm sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn giúp tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống của tôm tăng cao, thúc đẩy tôm lớn nhanh, giảm lượng thức ăn công nghiệp, giảm FCR

Công thức gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên từ chế phẩm vi sinh EM Aqua

1 lít EM Aqua + 1 lít mật rỉ đường + 2 kg cám gạo + 10g muối + 46 lít nước sạch  (khuấy đều) —(ủ kín 5-7 ngày) —>  50 lít EM thứ cấp

giai phap giam chi phi nuoi tom 02

2. Con giống

Chọn con giống ở những cơ sở sản xuất uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, có đầy đủ các giấy tờ xét nghiệm chứng minh sạch bệnh ở tôm bố mẹ và tôm giống sản xuất. Con giống linh hoạt, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, vỏ sạch. Kích cỡ tôm giống: Tôm thẻ chân trắng tối thiểu PL12 (tương ứng chiều dài 9 – 11mm), tôm sú tối thiểu PL15 (tương ứng chiều dài 12mm)

Việc chọn con giống chất lượng sẽ giúp tăng tỷ lệ sống của tôm, tôm sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh từ đó tiết kiệm chi phí điều trị

3. Quản lý chất lượng nước

“Nuôi tôm là nuôi nước” tôm phát triển khỏe mạnh thì nước phải sạch. Chất lượng nước là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống của tôm.

Nguồn nước ao nuôi ô nhiễm, nền đáy ao dơ do tích tụ thức ăn thừa, chất thải, xác tảo,…làm phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S,…đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây bệnh. Từ đó người nuôi lại tốn nhiều chi phí cho việc xử lý nước, điều trị bệnh, có khi thiệt hại nặng nề

Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước: pH, kH, O2, NH3, NO2, H2S, Fe, Ca, Mg,…kịp thời điều chỉnh xử lý

giai phap giam chi phi nuoi tom 03

Canh nhá, quan sát kiểm tra tôm thường xuyên, theo dõi các biến động môi

giai phap giam chi phi nuoi tom 04

Định kỳ 3 – 5 ngày tạt 10 – 20 lít EM2/1000m3 (EM được ủ tăng sinh từ chế phẩm vi sinh EM Aqua). Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi tăng liều lượng sử dụng, định kỳ 1-3 ngày/lần giúp xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo,…cung cấp vi sinh có lợi, ổn định màu nước, ổn định pH nước, giảm sự ô nhiễm, giúp kiểm soát khí độc H2S, NH3, NO2  từ đó giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí về thuốc, hoá chất, men vi sinh khi ao phát sinh khí độc.

ctkm 03 2024 new 1

Ngoài ra từ chế phẩm vi sinh EM Aqua còn giúp bà con ủ thành EM tỏi, EM chuối tiết kiệm được rất nhiều chi phi

  • EM tỏi: Tăng sức đề kháng, phòng bệnh đường ruột, hạn chế được việc sử dụng các loại kháng sinh,…
    • 1kg chuối lột vỏ xay nhuyễn + 1 lít EM2 + 8 lít nước sạch --> khuấy đều, ủ kín 1 ngày là trộn cho ăn được --> 10 lít EM chuối.
    • Trộn 0.3 – 0.5 lít EM chuối/10kg thức ăn, cho ăn hàng ngày. Bảo quản trong 7 ngày
  • EM chuối: Cung cấp vitamin, cung cấp khoáng chất, tôm hấp thụ tốt thức ăn, ruột to đẹp,..
    • 1 lít EM1 + 1 lít mật rỉ đường + 1 lít dấm + 1 lít rượu + 1kg tỏi xay nhuyễn + 16 lít nước sạch (khuấy đều) --> ủ kín 10-15 ngày sử dụng được.
    • Cho ăn: Trộn 30 – 50ml/kg thức ăn, để khoảng 30 phút rồi cho tôm ăn. Định kỳ 7 – 10 ngày bổ sung EM tỏi vào thức ăn vào cử sáng và chiều liên tục 2 – 3 ngày ngưng, sau 7-10 ngày lặp lại. Nếu xác tỏi nhỏ thì có thể trộn cho tôm ăn luôn, nếu xác tỏi to thì bỏ đi, chỉ vắt phần nước.
    • Trị bệnh cho ăn liều gấp 2-3 lần thường ngày, ăn liên tục 5-7 ngày.
    • Bảo quản trong 3 – 5 tháng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp: Chế phẩm vi sinh, hóa chất diệt khuẩn, thuốc kháng sinh, vitamin,… bà con cần lựa chọn những công ty uy tín, sản phẩm chất lượng được nhiều bà con tin tưởng sử dùng, giúp việc xử lý chất lượng nước, điều trị bệnh cho tôm đạt hiệu quả tiết kiệm được nhiều chi phí

4. Thuốc, hóa chất

Phát hiện sớm các dấu hiệu thất thường trên tôm để xử lý sớm và kịp thời hạn chế thiệt hại.

Phối trộn nhiều loại cùng 1 lúc hoặc phối trộn không khoa học sẽ không mang lại hiệu quả gây lãng phí và tăng chi phí đầu tư. Kháng sinh không trộn chung với men tiêu hóa hoặc vitamin C (do kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi sinh có lợi của men tiêu hóa, các loại kháng sinh không bền khi ở cùng Vitamin C làm giảm hiệu quả điều trị)

Thực hiện nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều và đúng cách

5. Vật tư trang thiết bị

Định kỳ kiểm tra, bảo trì các vật tư trang thiết bị: Motor, máy sục khí, máy phát điện,…để nâng cao tuổi thọ, giảm chi phí phát sinh khi hư hỏng nặng

Sắp xếp vật tư trang thiết bị sử dụng cho ao tôm gọn gàng, ngăn nắp, bảo quản kỹ lưỡng

6. Điện

Chọn các thiết bị điện hiện đại, ít tiêu tốn điện và công suất phù hợp với loại hình nuôi

Thiết kế vị trí đặt motor, dàn quạt, máy sục khí vận hành phù hợp để giảm chi phí

7. Nhân công

Đào tạo nhân công chuyên nghiệp thực hiện, xử lý được mọi công việc trong ao nuôi

Bố trí nhân công phù hợp chăm sóc chính trong ao: thay nước, cho ăn, đánh khoáng, đánh vi sinh,…

Tận dụng nhân công lao động tại gia đình nếu cần thiết

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “7 Giải pháp giảm chi phí nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo