Các Biện Pháp Phòng Ngừa Hiệu Quả Nứt Thân Xì Mủ Trên Sầu Riêng
Nấm Phytopthora – nguyên nhân gây bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng luôn tồn tại trong đất vườn của chúng ta, thậm chí bào tử nấm có thể ẩn mình đến 6 năm dưới lòng đất. Khi cây có vết thương, hoặc sức đề kháng yếu, nấm sẽ đi theo nước và gió xâm nhập vào mô cây trong thời gian từ 2-5 ngày.
Đối với bệnh nứt thân xì mủ thì bao giờ phòng bệnh cũng quan trọng hơn chữa bệnh. Bởi vì, lúc nào nấm Phytopthora cũng có trong đất, quan trọng là nó có xâm nhập được vào cây của mình hay không?
Vậy làm sao để phòng ngừa nấm Phytopthora – bệnh xì mủ tốt nhất cho sầu riêng, mời bà con cùng tham khảo với Tin Cậy qua bài viết sau đây.
1. Chọn giống khỏe – uy tín:
Chọn mua cây giống khỏe, sạch bệnh là điều hết sức quan trọng trong khâu phòng ngừa nứt thân xì mủ cho vườn sầu riêng. Bà con cần phải lựa chọn những cơ sở cung cấp cây giống uy tín chất lượng, không mua giống trôi nổi trên thị trường, nhất là những chỗ chỉ bán trên mạng Internet, không có nguồn gốc rõ ràng.
Phải kiểm tra thật kỹ thân, cành, rễ, lá xem có vết bệnh hay xì mủ hay không, có thể những vết bệnh đó đã được xử lý tạm thời, nhưng nó sẽ là nguồn lây lan bệnh cho vườn của mình sau này.
Chúng ta cũng nên phun xịt thuốc phòng bệnh định kỳ cho cây con mặc dù vẫn còn trong bầu ươm chưa mang ra trồng. Vì lúc này sức đề kháng của cây khá yếu, dễ mắc bệnh, sau này sẽ không thể phát triển tốt được.
2. Xử lý đất trước khi trồng:
Trước khi lên mô trồng cây, bà con cần phải xử lý đất bằng vôi hoặc các chủng nấm đối kháng như Trichoderma… để tiêu diệt mầm móng nấm bệnh. Đặc biệt là đối với những vườn trước đó đã từng trồng nhiều loại cây, thâm canh lâu năm hoặc đã từng nhiễm bệnh thì phải xử lý đất thật kĩ càng trước khi xuống giống.
Bà con nên lên mô và thiết kế hệ thống thoát nước tốt cho vườn. Nếu để vườn ẩm ướt, ngập nước thì nấm Phytopthora sẽ theo dòng nước chảy từ cây này đến cây kia, gây nứt thân xì mủ và các loại bệnh thối rễ cây… Bộ rễ bị úng, ngộp nước sẽ dễ bị tổn thương, nấm khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập qua các vết thương này để gây bệnh cho cây.
Bà con cũng cần lưu ý mật độ cây trong vườn không được quá dày. Vườn bị sẽ thiếu nắng, đất dễ bị ẩm ướt thường xuyên tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Đồng thời trồng dày cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cành và tán cây.
3. Kỹ thuật chăm sóc:
Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho cây để vườn được thông thoáng, khô ráo, giúp các cành mang trái được phân bố đều thuận tiện cho khâu chăm sóc trái sau này. Tẩy rong rêu cho cây định kỳ hàng năm. Vì rong rêu là môi trường ẩm ướt cho nấm Phytopthora sinh sống, nó cũng làm bà con khó thấy được những vết nứt và vết bệnh trên cây.
Bà con cũng không nên sử dụng thuốc trừ cỏ. Vì đa số thuốc trừ cỏ đều có độ độc cao, gây hại cho hệ vi sinh trong đất và rễ cây. Cắt cỏ ở mức độ vừa phải để giúp giữ độ ẩm và chống rửa trôi và xói mòn đất, nhưng không nên để cỏ quá cao, um tùm làm nơi trú ngụ cho nấm bệnh và cỏ cũng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với sầu riêng.
Chăm sóc cây với chế độ bón phân hợp lý, cho từng giai đoạn phát triển của cây, sử dụng đúng và đủ các loại đa lượng N-P-K, trung lượng, vi lượng, hữu cơ, axit amin… sử dụng thêm phân chuồng, phân vi sinh với các chủng vi sinh vật đối kháng để phòng bệnh cho cây. Cây sầu riêng phải khỏe mạnh thì mới có thể kháng bệnh và ngăn chặn nấm bệnh tấn công.
Cân bằng giữa phân vô cơ và hữu cơ tuyệt đối không được lạm dụng, bón quá nhiều phân hóa học, chúng sẽ làm đất bị thoái hóa, làm cháy rễ, tạo điều kiện cho nấm Phytopthora dễ tấn công rễ.
Thường xuyên kiểm tra độ pH đất trong vườn, độ pH đất thích hợp cho sầu riêng là từ 5.5 đến 6.5. Nhưng đa số các vườn hiện nay, độ pH thường thấp hơn mức này nên hầu như cây phát triển yếu, rễ cây dễ bị tổn thương và bị nấm tấn công.
Để nâng độ pH bền vững cho vườn, bà con nên sử dụng phân bón Humic và các loại vi sinh vật đối kháng để phòng bệnh: Bacillus, Trichoderma, xạ khuẩn, lợi khuẩn… giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Phân đạm cá – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Vào các thời điểm giao mùa từ nắng sang mưa hay trời mưa dầm liên tục, bà con cần tưới, phun xịt các loại thuốc phòng ngừa nấm bệnh có chứa các hoạt chất: Mancozed, Propineb, thuốc gốc đồng… cho cây.
Vừa rồi là những chia sẻ của Tin Cậy về cách phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng, lúc nào phòng bệnh cũng tốt hơn chữa bệnh nên hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình chăm sóc vườn của mình. Xin chào và hẹn gặp lại bà con trong các bài viết tiếp theo.
Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nứt thân xì mủ trên sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7