9 Sai Lầm Nên Tránh Khi Trồng Sầu Riêng

Sầu riêng hiện đang là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Diện tích trồng sầu riêng hiện nay ngày càng được mở rộng trên nhiều địa bàn. Tuy nhiên bà con vẫn còn gặp phải một số sai lầm khi trồng sâu riêng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây, quá trình chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại và ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.

Vậy những sai lầm nào nên tránh trong quá trình trồng sầu riêng Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu về vấn đề này để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, giảm chi phí chăm sóc , nâng cao năng suất.

9 sai lam nen tranh khi trong sau rieng 01

1. Chuyển đổi canh tác không xử lý nấm bệnh

Nhiều vườn chuyển đổi canh tác từ trồng cao su, cà phê, tiêu, cam, bưởi,…sang trồng sầu riêng. Nền đất cũ trước có tiềm ẩn nhiều mầm bệnh hoặc nhóm cây bị tuyến trùng làm cây sầu riêng dễ nhiễm nấm bệnh.

Trước khi lên mô trồng cây, cần phải xử lý đất bằng vôi hoặc các chủng nấm đối kháng như Trichoderma… để tiêu diệt mầm móng nấm bệnh. Đặc biệt là đối với những vườn trước đó đã từng trồng nhiều loại cây, thâm canh lâu năm hoặc đã từng nhiễm bệnh thì phải xử lý đất thật kỹ càng trước khi xuống giống.

2. Cây giống kém chất lượng

Mua cây giống giá thành rẻ kèm theo chất lượng thấp, cơ sở cây giống không uy tín, trôi nổi, cây mang mầm bệnh. Dẫn đến khi trồng cây còi cọc, kém phát triển, dễ bị bệnh, tỷ lệ chết cao, tốn nhiều thời gian, chi phí thuốc và công chăm sóc.

Cần tìm mua giống ở những cơ sở sản xuất giống uy tín, chất lượng. Chọn cây giống có giá cả hợp lý, cây có độ cao vừa, thân thẳng, trơn láng, cây cành dáng đẹp, không nghiêng vẹo, da mượt, cây không dị tật, không có vết bệnh trên cây. Bộ lá xanh tốt, bo ghép chắc chắn, chồi phát triển tốt.

9 sai lam nen tranh khi trong sau rieng 02

Nên phun xịt thuốc phòng bệnh định kỳ cho cây con mặc dù vẫn còn trong bầu ươm chưa mang ra trồng. Vì lúc này sức đề kháng của cây khá yếu, dễ mắc bệnh, sau này sẽ không thể phát triển tốt được.

3. Khoảng cách trồng quá dày

Nhiều vườn trồng khoảng cách 6m x 6m; 7m x 7m. Tuy có ưu điểm nhanh cho sản lượng tốt những năm đầu cho trái nếu chăm sóc tốt. Nhưng cây nhanh giao tán dễ bị sâu bệnh do khoảng cách quá gần, tuổi thọ và năng suất cây sẽ giảm dần theo thời gian

9 sai lam nen tranh khi trong sau rieng 03

Vườn nếu có định hướng lâu dài nên có khoảng cách trồng thích hợp, phù hợp với từng địa hình

4. Trồng xen canh loại cây không thích hợp

Nhiều nhà vườn ở Miền Tây trồng xen mít với sầu riêng. Mít hấp thụ phân nhiều và nhanh, cạnh tranh dinh dưỡng với sầu riêng, làm sầu riêng lép tàn, còi cọc, lâu lớn.

Trồng xem các loại cây ký chủ của nấm bệnh: Quýt, cam, bưởi, ớt,…

9 sai lam nen tranh khi trong sau rieng 04

Nên trồng xem canh các loại cây ngắn ngày, cây họ đậu thu hoạch nhanh – lấy ngắn nuôi dài

5. Trồng quá sâu

Nhiều nhà vườn mới lần đầu trồng sầu riêng nên chưa có kinh nghiệm, trồng gốc sầu riêng sâu hoặc chuyển đổi canh tác từ vườn tiêu, cà phê trồng vào những hố tiêu, cà phê cũ, hố sâu không thoát nước, dễ bị ngập úng vào mùa mưa ảnh hưởng đến bộ rễ, cây dễ bị nấm Phytophthora sp. tấn công gây vàng lá thối rễ, xì mủ,…

Để trồng sầu riêng đạt hiệu quả, cần chuẩn bị mô hay hố trồng, tùy vào điều kiện canh tác, địa hình, thổ nhưỡng mỗi vùng miền để áp dụng kiểu trồng cho phù hợp, tạo độ thoáng cho bộ rễ dễ phát triển và dễ tạo điều kiện khô hạn khi xử lý ra hoa.

Miền Tây thường lên liếp, kích thước mô cao 60-80cm, chân mô 2-3m, mặt mô 1-2m.

9 sai lam nen tranh khi trong sau rieng 08

Miền Đông và Tây Nguyên, kích thước hố đất tốt là 60x60x60cm hoặc 70x70x70cm

9 sai lam nen tranh khi trong sau rieng 09

Khi trồng cây sầu riêng con cần lưu ý trồng bầu đất cao hơn mặt hố trồng 2-3cm, tránh trồng ngập gốc vào đất gây ứ đọng nước dễ phát sinh nguồn bệnh

9 sai lam nen tranh khi trong sau rieng 10

6. Trồng không che chắn, cố định cây

Cây con mới trồng không được che nắng dễ bị cháy nắng vì lá sầu riêng con còn mỏng và yếu. Bộ rễ của cây lúc này cũng chưa phát triển nếu cây không buộc cố định vào cọc, cây dễ bị lung lay, động rễ dẫn đến cây còi cọc, chậm phát triển

Vào những ngày trời nắng gắt cần che chắn bớt lượng ánh sáng mặt trời để giúp lá không bị cháy nắng. Cố định thân cây vào cọc để hạn chế lung lay, động rễ.

7. Trồng bỏ bê không chăm sóc, không chủ động nguồn nước tưới

Giai đoạn kiến thiết nhiều nhà vườn trồng xen canh nhiều loại cây chỉ tập trung chăm sóc cây xen canh bỏ bê sầu riêng hoặc không đủ chi phí phân thuốc để chăm sóc vườn, cây phát triển không bằng các vườn cùng độ tuổi. Dẫn đến thời gian chăm sóc phục hồi cây tốn rất nhiều thời gian, cây cho năng suất thấp

Trồng không quy hoạch cụ thể, không đủ nguồn nước tưới cho cây sầu riêng, hệ thống béc tưới không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây phát triển. Hoặc khi cây lớn mà béc tưới cứ để gần gốc tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển ở gốc sầu riêng và không đủ lượng nước cho các rễ cám ngoài tán cây hút nước nuôi cây

9 sai lam nen tranh khi trong sau rieng 11

8. Bón phân chưa hoai mục

Bón phân chuồng ủ chưa hoai mục, chất dinh dưỡng trong phân chuồng chưa được kích hoạt phân giải thành chất dễ hấp thu, khiến cây trồng không hấp thụ được tốt. Cây dễ hư hại bộ rễ, bị nhiễm nấm bệnh, bị ngộ độc (vàng lá, rụng lá), năng suất và chất lượng giảm,…

Để mang lại hiệu quả, cần ủ phân chuồng hoai mục bằng cách dùng chế phẩm vi sinh EM AG và Trichoderma để ủ và xử lý phân chuồng. Việc ủ phân chuồng bằng vi sinh giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, phân giải nhanh các chất hữu cơ thành dạng dễ hấp thu, cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, phòng ngừa một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng và nâng cao chất lượng nông sản

9 sai lam nen tranh khi trong sau rieng 12

9. Không có kỹ thuật chăm sóc

Sầu riêng hiện đang là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Với những cơn sốt giá sầu riêng nhiều người đổ xô trồng sầu riêng, diện tích tăng ồ ạt, thiếu kiểm soát.

Do chạy theo xu hướng thị trường, nhiều người không hiểu về sầu riêng, không có kỹ thuật trồng (trồng quá dày, không có hệ thống thoát nước, cây dễ ngập úng, dễ bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ), không có kỹ thuật chăm sóc (tỉa cành, tạo tán, chế độ dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh, giai đoạn làm bông, làm trái,..), cây bị bệnh không biết cách trị như thế nào dẫn đến tốn nhiều chi phí, mùa vụ không thành công, giảm năng suất.

Trên đây là một số sai lần bà con nên tránh khi trồng sầu riêng để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, giảm chi phí chăm sóc, nâng cao năng suất, giúp vụ mùa bội thu.

Hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “9 sai lầm nên tránh khi trồng sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo