6 Lần Kích Bông Vụ Thuận Mới Thành Công

Quay lại cập nhật vườn sầu riêng 6 năm của anh Thực tại Bàu Bàng, Bình Dương, tổng vườn có 150 gốc gồm có sầu riêng Monthong và sầu riêng Ri 6. Năm trước, cuối vụ còn 30 cây Ri 6 mà thu được 5 tấn, với tâm thế và kinh nghiệm làm trái đạt năng suất cao anh đã rất sẵn sàng cho vụ làm bông năm 2023, thế nhưng “Năm nhuần tháng hạn” việc gì cũng khó, khi mà vườn anh kích bông đến 6 lần mới thành công.

Không những chỉ có vườn anh Thực mà hầu hết các vườn khác đều gặp phải tình trạng khó ra mắt cua, ra nhiều đợt bông và số lượng bông cũng ít hơn hẳn năm vừa rồi.

6 lan lam bong vu thuan moi thanh cong 01

Năm nay, anh bắt đầu kích phân gốc để tạo mầm ngày 17/09 Âm lịch (ÂL) vì cơi lá khá nhỏ nên anh quyết định không dùng Kali trắng (K2SO4) vì sợ hàm lượng Kali cao sẽ làm các lá khựng lại không mở mà thay vào đó sẽ dùng sản phẩm khác có thành phần P2O5hh = 30% và K2Ohh= 5% với liều pha 1kg cho phuy 400 lít nước, mỗi gốc tưới 25 lít đã pha.

Đến ngày 24/09 ÂL tiến hành phun tạo mầm lần 1 cùng là sản phẩm anh đã dùng để tưới gốc hồi 17/09 ÂL với liều lượng 3kg cho phuy 900 lít nước kết hợp với thuốc sâu rầy phun ướt đẫm dàn lá, khi nào dàn lá vườn anh đã mở xong 3-4 lá chuyển dần vào lụa.

Trải qua 3 lần kích bông như thế nhưng các cành chỉ mới sáng nhẹ mắt cua và cũng ra không đều. Một phần là liều lượng sản phẩm kích bông khá yếu còn phần lớn là do thời tiết năm 2023 không thuận lợi, tiết bông nhiều đợt bị yếu. Do đó, anh phải phun xịt thêm 10-60-10 kích mạnh lân để cây bung mắt cua giai đoạn tháng 11 Âl được dự đoán có tiết Đông Chí – Tiết bông mạnh tương ứng với 22/12/2023 – 05/01/2024.

Sau lần thứ 6 kích bông và phá miên trạng thì đúng như dự đoán, các cây tại vườn đã ra bông đồng loạt đạt khoảng 70% đủ số lượng bông đậu trái vào đầu tháng 11 ÂL.

Do kích bông nhiều đợt trong thời gian dài nên trong vườn đã tồn tại song song nhiều cổ bông khó mà chọn cùng một cỡ bông, có cây ra sớm bông đã được 5-7cm và riêng cổ bông tháng 11 ÂL thì chiếm phần lớn với độ dài của mắt cua đã được 2-3cm, đây cũng là thời điểm thích hợp bón đạm cá, humic giúp cây đi nhanh cơi đọt trong thời gian nuôi bông, humic và đạm cá còn giúp nuôi bông được to khỏe đảm bảo chất lượng bông.

Tưới đạm cá thời điểm bông được 2-3cm
Tưới đạm cá thời điểm bông được 2-3cm

Vườn anh Thực tưới đạm cá ngày 15/11 ÂL kéo mắt cua và kéo đọt, riêng phần kéo đọt có kết hợp thêm GA3 thúc nhanh cơi đọt.

Liều dùng cho phuy 1000 lít: 20 lít đạm cá + 3kg humic

Bình thường anh Thực dùng liều: 15 lít đạm cá + 2,5kg humic cho phuy 1000 lít nước như trong khuyến cáo, tuy nhiên đợt tưới này cần kích nhanh cơi đọt đồng thời nuôi bông nên anh đã chủ động tăng lượng dinh dưỡng.

Công thức phân vừa nuôi bông vừa kích cơi đọt
Công thức phân vừa nuôi bông vừa kích cơi đọt

Chú ý: dựa vào tình trạng vườn, dàn lá và lượng bông trên cây mà có thể canh chỉnh liều lượng bón và cân bằng thêm một ít phân hóa học như 20-20-15; 16-16-8… Có thể kết hợp các dòng phân bón lá, phân vi lượng cung cấp Mg, Zn, Ca, Bo giúp thúc nhanh cơi đọt đồng thời tăng khả năng hình thành hạt phấn, giúp cuống bông dẻo dai, ít nứt cuống khi mang trái.

Giai đoạn này cần thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hay rầy rệp kịp thời phun xịt. Riêng phun sâu rầy vẫn định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm bảo vệ tối ưu dàn lá của cơi đang kéo đọt, cơi này chịu trách nhiệm tổng hợp dinh dưỡng nuôi trái trong thời gian tới.

Tỉa bông nhằm loại bỏ bớt bông mọc ở những vị trí không cần thiết, tỉa bông trước mỗi lần bón dinh dưỡng giai đoạn bông 20 ngày, bông 40 ngày qua đó cây sẽ tập trung dinh dưỡng để nuôi dưỡng bông còn lại tốt hơn.

Mỗi chùm bông nên cách nhau 20-25cm
Mỗi chùm bông nên cách nhau 20-25cm

Dinh dưỡng từ lá di chuyển vào nuôi bông, nuôi quả nên những quả trên cành cao sẽ to lớn và ngon hơn. Do vậy cách tỉa bông như sau :

  • Đối với cành cấp 1, vị trí để chùm bông đầu tiên cách thân từ 0,5-1,8m tùy tuổi cây. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì vị trí để chùm bông đầu tiên càng cách xa thân. Nếu để bông, quả gần thân thì bông, quả ở vị trí này phát triển rất kém.
  • Đối với cành cấp 2, giữ lại những chùm bông ở vị trí cành to, khỏe, ở nách cành cấp 2. Không để bông ở đầu cành, vì nếu đậu quả dễ bị gió giật gây tổn thương các cành lân cận và khó thu hoạch. Chọn các chùm bông khỏe hướng xuống dưới (không để các chùm bông hướng ngang hoặc mọc sai vị trí). Tùy sức khỏe của cành mà để 4-10 chùm bông/cành. Khoảng cách giữa các chùm bông cách nhau 20-25cm (khoảng 1 gang tay). Không để dày làm cho bông nhỏ, đậu phấn kém.

Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết cập nhật vườn anh Thực trong suốt thời gian nuôi bông, nuôi trái sắp tới.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “6 Lần kích bông vụ thuận mới thành công”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo