Chúng ta đã được xem 20 hình ảnh đẹp về tinh trùng dưới kính hiển vi, hôm nay tôi xin giới thiệu 20 hình ảnh đẹp về trứng người dưới kính hiển vi để các bạn tiện theo dõi.
Trứng người, không giống như trứng gà, trứng vịt, chỉ là một tế bào nhỏ li ti, đợi khi được thụ tinh rồi thì mới tăng trưởng biến hóa thành nhiều tế bào, nhiều mô khác nhau để tạo thành bào thai.
Một người có bao nhiêu trứng?
Một bé gái từ khi còn là bào thai nằm trong bụng mẹ, đã có sẵn hai buồng trứng, mỗi bên có từ 5 đến 10 triệu trứng. Mỗi trứng này nằm trong một cái “bọc” nhỏ (gọi là follicle), và có một số bị tiêu hao đi mất, đến khi bé lọt lòng mẹ sanh ra thì có trong người khoảng 2 triệu trứng. Cho tới tuổi dậy thì, tức là lúc bắt đầu có kinh, thì số trứng còn lại độ 400 ngàn.
Sau đó cứ khoảng mỗi tháng, tức là mỗi kỳ kinh nguyệt, thì có một trứng ‘rụng” để chờ thụ thai. Như vậy thì mỗi năm cần có 12 trứng. Đời một người đàn bà, trong khoảng kinh kỳ hoạt độäng, là trên dưới 40 năm. Tức là tổng cộng cả đời chỉ cần đến hơn 400 trứng. Số còn lại cả mấy trăm ngàn kia là thừa.
Trước khi rụng, thì trứng cứ nằm yên vị trong cái bọc nhỏ của nó mà chờ đợi, như vậy có khi cả mấy chục năm. Thành ra người ta mới nói rằng trứng là trong số tế bào sống lâu nhất trong cơ thể (hồng huyết cầu sống chừng một tháng). Cũng vì nằm yên lâu như vậy, nó ở trạng thái hoạt động tối thiểu, cho nên nếu có gì làm hư hại, thì nó không có khả năng sửa chữa lại.
Cho nên người đàn bà càng lớn tuổi, thì trứng càng có khả năng có khuyết tật. Cũng vì thế, mà một số trường hợp bệnh bẩm sinh như hội chứng Down (trẻ sinh ra bị chậm trí do một khuyết tật của nhiễm sắc thể trong tế bào) thường thấy khi người mẹ lớn tuổi mơí sinh con.
Tuổi dậy thì
Các cụ ta ngày xưa có câu: Nữ thập tam, nam thập lục, có ý nói rằng tuổi dậy thì ở con gái là khoảng mười ba, còn con trai thì khoảng mười sáu. Ta cũng có nhận xét là con trẻ lớn lên từng đốt (như cái đốt tre), có những thời kỳ lớn vọt lên, mà tuổi dậy thì là một.
Trẻ em Tây phương thì dây thì sớm hơn, lớn vọt lên khoảng mười, mười một tuổi, sau một hai năm thì có đường kinh, và từ tuổi mười lăm mười sáu trở lên thì không lớn nhiều nữa (Trái vơi con trai, bắt đầu lớn vọt lên cỡ mười bốn mười lăm tuổi và tiếp tục lớn mãi cho tới ngoài hai mươi.). Các cuộc nghiên cứu của Âu Mỹ cho thấy là trong vòng một thế kỷ từ 1850 đến 1950, cứ mỗi thập niên, tuổi dậy thì sớm lên 4 tháng. Nhưng từ bốn chục năm qua thì không thấy có thay đổi nữa. (Lẽ tự nhiên là cũng sớm dần đến một mức nào rồi thôi, không lẽ cứ đà đó mãi thì chẳng hóa ra một trăm năm nữa con gái sẽ dậy thì lúc mới độ 5 tuổi!)
Trứng rụng như thế nào?
Mỗi kỳ kinh nguyệt (hay nguyệt kỳ) kể từ ngày bắt đầu có kinh kỳ này cho tới ngày đầu kỳ kế tiếp. Thời gian dài ngắn tùy người, khoảng từ 20 đến 40 ngày, cũng có người không đều. Ta gọi là kinh nguyệt, có lẽ hàm ý là mỗi tuần trăng một lần.
Thực sự, thì số người có nguyệt kỳ đúng 28 ngày chỉ trên 10 phần trăm. Về phương diện sinh lý, có thể chia nguyệt kỳ thành hai giai đoạn:
Trước khi trứng rụng- Khi có kinh, là do lớp màng trong tử cung tróc ra, sinh chảy máu. Trung bình thì mỗi lần có kinh mất chừng 100 cc máu (Cho nên bác sĩ hay khuyên những người đang tuổi có kinh nên uống thuốc bổ máu có chất sắt). Thòi gian này chất nội tiết từ óc sẽ kích thích mội hai chục cái bọc trứng, mỗi cái có một trứng bên trong lớn dần lên. Nhưng trong số này chỉ có một cái tiếp tục, số còn lại sẽ tiêu đi.
Lúc trứng rụng- Do ảnh hưởng của chất nội tiết, trứng trong cái bọc nói trên sẽ tách ra khỏi bọc, đó là lúc trứng rụng.. Trứng rụng về đâu? Tới đây thì ta cần biết qua một chút về cơ thể học. Tử cung giống như hình tam giác, lúc không có thai thì rất nhỏ, nằm khuất phía sau xương mu, đầu dưới tiếp với âm đạo, phía trên mổi bên thông với một ống dẫn trứng nhỏ ta thường gọi là dây chằng (tức là cái dồi trường của con heo). Đầu dây chằng xòe ra như một cái phễu cách buồng trứng một khoảng ngắn. Trứng rụng ra, lọt vào cái phễu, đi lần lần xuôi theo ống dẫn trứng. Nếu gặp tinh trùng mà thụ tinh ở đó, thì nó sẽ di chuyển về tử cung. Đôi khi, trứng thụ tinh rồi cứ nằm yên ở đó mà thành có thai ngoài dạ con làm bể ống dẫn trứng sinh chảy máu nguy hiểm. Cũng có khi trứng thụ tinh rớt ra khỏi ống dẫn trứng và thai nằm ở bụng bên ngoài hệ thống sinh dục.
Đàn bà có hai buồng trứng, nhưng không nhất thiết mỗi bên chia nhau rụng trứng một kỳ. Nếu vì một cớ gì mà phải cắt bỏ một buồng trứng thì bên còn lại sẽ có trứng rụng mỗi kỳ đều đặn như thường.
Có một số phụ nữ biết được lúc trứng rụng. Họ cảm thấy hơi đau nằng nặng một bên bụng dưới, có khi chỉ mấy phút, có khi kéo dài một hai giờ (cơn đau này gọi theo nguyên văn tiếng Đức là Mittelschmerz). Có chút tài mọn này thì thụ thai theo ý muốn chắc là dễ dàng.
Giai đoạn sau khi trứng rụng- Màng trong của tử cung tăng trưởng dầy lên để sửa soạn cho cái thai. Nếu không có thai, thì nó sẽ tróc đi, thành ra có kinh. Từ lúc rụng trứng, cho tới lúc bắt đầu có kinh kỳ sau, là khoảng 14 ngày (còn thời gian trước khi trứng rụng thì dài ngắn không đều). Nếu có thai, thì cái bọc trứng còn lại sau khi trứng rụng ra rồi, sẽ sinh ra một chất nội tiết gọi tắt là HCG (human chorionic gonadotropin). Chất này có thể thấy trong máu và trong nước tiểu. Thử thai tại các phòng mạch là tìm chất HCG trong nước tiểu.
Bài viết liên quan
Ứng Dụng Nấm Ba Màu Vào Phòng Trừ Sâu Rầy
Ứng Dụng Nấm Ba Màu Vào Phòng Trừ Sâu Rầy Đã từ rất lâu về [...]
Th10
Nhận Biết Nhanh Thực Phẩm An Toàn Như Thế Nào?
Nhận Biết Nhanh Thực Phẩm An Toàn Như Thế Nào? Giới thiệu nhận biết nhanh [...]
Th12
Kiểm Tra Nhanh Phẩm Màu Trong Thực Phẩm Dịp Tết
Kiểm Tra Nhanh Phẩm Màu Trong Thực Phẩm Dịp Tết Tết Nguyên Đán ở Việt [...]
Th12
Biến Động Giá Hóa Chất Chlorine
Biến Động Giá Hóa Chất Chlorine Tại sao giá hóa chất trên đà tăng cao, [...]
Th7
Độ Brix Là Gì? Xác Định Độ Brix Để Làm Gì?
Độ Brix Là Gì? Xác Định Độ Brix Để Làm Gì? Độ Brix (° Bx) [...]
Th7
Đo Nhiệt Độ Sản Phẩm Đông Lạnh
Đo Nhiệt Độ Sản Phẩm Đông Lạnh Cách đây vài chục năm, khi điều kiện [...]
Th6