Các chuyên gia cho rằng, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh, song cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Do vậy, ô nhiễm môi trường do nước thải đô thị đang là một vấn đề gây bức xúc cho toàn xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sống và sự phát triển kinh tế – xã hội.
Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE). Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố. Là 1 một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Ước tính, hiện chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý.
Một báo cáo toàn cầu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hồi đầu năm 2010 cho thấy. Mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước.
Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.
GS.TS. Trần Kim Quy (Viện Công nghệ Hóa sinh ứng dụng TP.HCM) cho biết, nước thải sinh hoạt ở đô thị, trong trại chăn nuôi, ao hồ nuôi trồng thủy sản,… Có chứa các thành phần như glucid, protid, lipid,… Mặc dù các chất này gây ô nhiễm môi trường ở mức độ thấp. Nhưng do trong protid có nhiều amino acid nên khi thủy giải (do vi sinh vật háo khí và kị khí có rất nhiều trong không khí) sinh ra các khí như H2S, RSH, NH3, RNH2… gây ra mùi hôi thối. Có tác động mạnh đến hệ thần kinh và các bệnh ngoài da. Để bảo vệ môi trường, cần phải xử lý các loại nước thải này qua các công đoạn:
+ Xử lý cơ học (nhằm loại bỏ phần rắn, phần tủa và phần cặn cuốn theo dòng nước thải):
Nước thải được lọc qua lưới Ø = 2mm. Sau đó cho chảy từ từ qua bể lọc số 1 có diện tích 2m x 2m chứa lớp sỏi dày 2cm và lớp cát dày 2cm. Bể lọc này giữ lại các chất nhầy, các chất tủa và cặn trong nước thải.
+ Xử lý hóa học:
Nước lọc ra khỏi bể lọc khá trong. Được chuyển qua bể số 2 có thể tích khoảng 15m3 để xử lý hóa học. Đưa chất oxy hóa khử hypochlorite calci Ca(ClO)2 vào bể này với hàm lượng 0,1% để khử mùi hôi và diệt các vi khuẩn gây bệnh (nếu có trong nước thải).
+ Xử lý sinh học:
Nước thải sau khi được xử lý hóa học không còn mùi hôi nhưng vẫn còn chứa các chất hữu cơ hòa tan và ở dạng huyền phù. Phương pháp xử lý sinh học dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật có khả năng phân hủy háo khí các chất hữu cơ có trong nước thải, tạo ra khí CO2 và H2O vô hại.
Sơ đồ xử lý nước thải khu dân cư cơ bản
Về nước thải công nghiệp, theo GS.TS Trần Kim Quy. Trong nước thải luôn có lẫn các phế phụ liệu của các sản phẩm. Nên trước khi xử lý cần phải tách các phế phụ liệu này ra để tái chế và tái sử dụng. Vừa giúp hạ giá thành sản phẩm, đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường. Sau đó đó mới xử lý nước thải theo quy trình 3 công đoạn như xử lý nước thải sinh hoạt.
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiện nay được quan tâm áp dụng khá rộng rãi. Một trong những nhiệm vụ chính của xử lý sinh học là loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Phương pháp này dựa trên cơ sở hoạt động của những vi khuẩn có lợi để xử lý nước thải. Giúp giảm ảnh hưởng bất lợi đến môi trường. Trong đó, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý nước thải có tác dụng phân hủy các hợp chất hữu cơ, làm sạch nước đang tỏ ra có nhiều ưu điểm nhờ tính đơn giản, tiện lợi và chi phí không cao.
Xử lý nước thải bằng vi sinh vật
Hiện Viện Công nghệ Hóa Sinh ứng dụng đã nghiên cứu điều chế chế phẩm ODM (Organic Desintegrating Microorganisms). Có tác dụng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải, làm sạch nước trong các ao hồ nuôi tôm cá. Khử mùi hôi thôi trong nước, đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN24:2009/BTNMT về nước thải. Chế phẩm ODM gồm 2 chủng vi sinh vật: Bacillus sp. CFU/g ≥ 1×108 có khả năng tổng hợp mạnh 3 loại enzyme protease (phân giải protid), amylase (phân giải carbohidrat), cellulose (phân giải hemicellulose); Streptomyces sp. CFU/g ≥ 1×108 sinh tổng hợp mạnh enzyme cellulase, protease, lipase (phân giải các lipid).
Hoặc có thể dùng chế phẩm sinh học EM1 hoạt hóa thành EM2. Để xử lý nước thải kết hợp với men vi sinh Jumbo A (hiếu khí) và Jumbo G (kỵ khí) để xử lý nước thải cũng rất hiệu quả.
Quý khách muốn tìm hiểu thêm về việc sử dụng chế phẩm sinh học/men vi sinh. Vui lòng liên hệ Công ty Tin Cậy qua số điện thoại (028) 2253 3535 hoặc 0903 908 671
Bài viết liên quan
Nhận Biết Nhanh Thực Phẩm An Toàn Như Thế Nào?
Nhận Biết Nhanh Thực Phẩm An Toàn Như Thế Nào? Giới thiệu nhận biết nhanh [...]
Th12
Kiểm Tra Nhanh Phẩm Màu Trong Thực Phẩm Dịp Tết
Kiểm Tra Nhanh Phẩm Màu Trong Thực Phẩm Dịp Tết Tết Nguyên Đán ở Việt [...]
Th12
Đo Nhiệt Độ Sản Phẩm Đông Lạnh
Đo Nhiệt Độ Sản Phẩm Đông Lạnh Cách đây vài chục năm, khi điều kiện [...]
Th6
Cơ Chế Hình Thành Và Biện Pháp Phòng Bệnh Đốm Đen Trên Tôm Nuôi
Cơ Chế Hình Thành Và Biện Pháp Phòng Bệnh Đốm Đen Trên Tôm Nuôi Hiện [...]
Th6
Kết Hợp Chế Phẩm Sinh Học Để Xử Lý Ô Nhiễm Trong Ao Cá Tra Giống
Kết Hợp Chế Phẩm Sinh Học Để Xử Lý Ô Nhiễm Trong Ao Cá Tra [...]
Th6
Sự Ảnh Hưởng Của Xâm Nhập Mặn Trong Nuôi Tôm
Sự Ảnh Hưởng Của Xâm Nhập Mặn Trong Nuôi Tôm Hiện nay, vấn đề hạn [...]
Th5