Xử Lý Nước Thải Bằng Hồ Sinh Học

Hồ sinh học là một công trình xử lý nước thải tự nhiên, dựa vào các cơ chế và điều kiện sẵn có của hồ. Hồ được xem như là quá trình xử lý bậc hai, hoặc xử lý bậc ba.

1. Cấu tạo hồ sinh học

Hồ có nguồn gốc từ tự nhiên hay nhân tạo. Hồ chứa nước thải, có kích thước từ nhỏ, trung bình đến lớn, bề mặt của hồ tiếp xúc với không khí. Hồ có thể dùng đơn, hoặc kết hợp với nhiều công trình xử lý khác.

Hồ sinh học trong trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
Hồ sinh học trong trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa

Các hồ lấp đầy những nơi sụt, lún phía dưới vùng bão hòa xung quanh các vật liệu đất và đá. Các quá trình diễn ra trong hồ sinh học cũng tương tự như quá trình tự làm sạch ở các sông hồ tự nhiên.

2. Cơ chế và nguyên tắc hoạt động

Hệ sinh vật trong hồ

Bao gồm vi sinh vật, nguyên sinh động vật, tảo, rêu, bèo… Các vi sinh vật trong hồ là các vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí hay tuỳ nghi như interobacterium, streptococus, clostridium, achromobacter, cytophaga, micrococus, pseu-domonas, bacillus, lactobacillus…

Cơ chế

Từ quá trình quang hợp của rêu, tảo trong nước tạo ra oxy. Bên cạnh đó, sẽ có một lượng oxy được cung cấp bởi quá trình hoà tan từ không khí do chuyển động của sóng, gió, lượng oxy này không nhiều nhưng khá ổn định. Các vi sinh vật trong nước sẽ sử dụng 2 nguồn oxy này để oxy hóa các chất hữu cơ, phân hủy chúng thành các sản phẩm sinh khối, nitrit, nitrat, photphat,…

Cơ chế hoạt động của vi sinh vật (Nguồn: Internet)
Cơ chế hoạt động của vi sinh vật (Nguồn: Internet)

Các sản phẩm sinh khối và các hợp chất N, P này lại được trong tảo sử dụng trong quá trình quang hợp, giải phóng oxy, cung cấp cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ của vi sinh vật. Như vậy, vi sinh vật và tảo tạo ra một vòng khép kín của sự chuyển hoá vật chất.

* Điều kiện hoạt động

  • Nhiệt độ không thấp hơn 60
  • pH duy trì mức ổn định.

3. Phân loại

Dựa vào cơ chế hoạt động của vi sinh vật, người ta phân thành 3 loại hồ: hồ hiếu khí, hồ kỵ khí và hồ tùy nghi (hỗn hợp hiếu khí – kỵ khí).

Hồ hiếu khí

Phân làm 2 nhóm,hồ làm thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân tạo:

  • Hồ làm thoáng tự nhiên:Nguồn oxy được cung cấp cho quá trình oxy hóa, chủ yếu là do sự khuếch tán không khí qua mặt nước và quá trình quang hợp của rêu, tảo,…
  • Hồ làm thoáng nhân tạo:dùng các thiết bị để cung cấp oxy như bơm khí nén, máy khuấy cơ học, quạt gió…trên bề mặt hoặc dưới đáy hồ.
Hồ làm thoáng tự nhiên tại nhà máy xử lý nước thải ở Khánh Hòa
Hồ làm thoáng tự nhiên tại nhà máy xử lý nước thải ở Khánh Hòa
Hồ làm thoáng nhân tạo ở trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
Hồ làm thoáng nhân tạo ở trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa

Hồ kỵ khí

Hồ kỵ khí là hồ dùng để lắng và phân hủy cặn lắng bằng phương pháp tự nhiên. Được thực hiện bởi các vi sinh vật kỵ khí. Các vi khuẩn kỵ khí phá vỡ các hợp chất hữu cơ trong dòng chảy, giải phóng khí CH4 và CO2.

Hoạt động của hồ kỵ khí (Nguồn: Internet)
Hoạt động của hồ kỵ khí (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của loại hồ này là:

  • Dùng để xử lý các loại nước thải công nghiệp, nước thải có hàm lượng ô nhiễm cao.
  • Thông thường, hồ kỵ khí phải đặt cách xa nhà ở và khu dân cư.

Hồ tùy nghi (hỗn hợp hiếu khí – kỵ khí)

Là loại hồ được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi. Trong hồ thường có tầng hiếu khí ở trên và tầng kỵ khí ở dưới. Hồ tùy nghi diễn ra 2 quá trình song song: quá trình oxy hóa hiếu khí các chất hữu cơ và quá trình phân hủy metan cặn lắng.

Hoạt động của hồ tùy nghi - (Sách: XLNT bằng phương pháp sinh học, PGS Nguyễn Văn Phước)
Hoạt động của hồ tùy nghi – (Sách: XLNT bằng phương pháp sinh học, PGS Nguyễn Văn Phước)
Hồ tùy nghi ở trạm XLNT Bình Hưng Hòa và cao su Đồng Nai
Hồ tùy nghi ở trạm XLNT Bình Hưng Hòa và cao su Đồng Nai

4. Điều kiện áp dụng

Hồ được sử dụng rộng rãi để xử lý nhiều loại nước thải khác nhau: nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trong những điều kiện thời tiết khác nhau.

5. Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Chi phí vận hành thấp.
  • Bảo trì, vận hành đơn giản, không yêu cầu người quản lý thường xuyên.
  • Ít tiêu hao năng lượng.
  • An toàn thân thiện với môi trường.
  • Có thể kết hợp, nuôi cá, trồng tảo mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhược điểm

  • Diện tích đòi hỏi lớn vì có thể kết hợp nhiều hồ để xử lý.
  • Chi phí xây dựng cao.
  • Phát sinh mùi đối với khu vực xung quanh.
  • Hiệu quả xử lý khó kiểm soát và phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết.

Nếu nói về lựa chọn một công trình đơn vị để xử lý bậc hai, vừa an toàn, hiệu quả, lại không quá cầu kì và khó khăn trong việc vận hành, thì hồ sinh học được xem là một lựa chọn hoàn hảo. Hồ sinh học là một trong những công trình lâu đời nhất để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Cơ chế xử lý xảy ra một cách tự nhiên. Các hoạt động diễn ra trong hồ sinh học là kết quả của sự cộng sinh phức tạp giữa rêu, tảo, giúp ổn định dòng nước và làm giảm các vi sinh vật gây bệnh.


Mọi thắc mắc về “Xử lý nước thải bằng hồ sinh học”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo