Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta khó tránh khỏi những lúc đau ốm phải đến bệnh viện để khám chữa bệnh. Trong quá trình này chúng ra đã phát sinh một lượng nước thải. Và như vậy một ngày trôi qua lượng nước thải y tế thải ra là không hề nhỏ. Nước thải này bắt buộc phải được xử lý trước khi xả ra môi trường. Vậy loại nước thải này nguy hại như thế nào và biện pháp xử lý nước thải y tế ra sao? Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé!

xử lý nước thải y tế

Nguồn internet

1. Nguồn gốc phát sinh

Nước thải y tế là dung dịch thải từ các cơ sở khám, chữa bệnh. Nước thải này phát sinh từ 2 nguồn chính:

+ Nước thải y tế: phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm trong bệnh viện. Ví dụ: Pha chế thuốc, tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế, các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân, nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm.

+ Nước thải sinh hoạt trong bệnh viện: Sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ và công nhân của bệnh viện, từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh..

Nước thải y tế chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm.…Ngoài ra, còn vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại.

Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

2. Thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải y tế:

Các thành phần chính của nước thải bệnh viện gây ô nhiễm môi trường là:

– Các chất hữu cơ;

– Các chất dinh dưỡng;

– Các chất rắn lơ lửng;

– Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm,…

– Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;

– Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.

3. Sử dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải y tế:

Với các thành phần gây ô nhiễm như trên, ta có thể thấy nước thải y tế chứa nhiều các thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học. Đặc biệt, nước thải y tế có thể chứa thành phần đạm cao nên phương pháp xử lý bằng vi sinh là phù hợp nhất với loại nước thải này. Tuy nhiên, xử lý bằng phương pháp sinh học cũng phân thành nhiều loại, mỗi loại lại có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy tùy vào hiện trạng thực tế mà ta chọn phương pháp sinh học phù hợp.

TTPhương phápƯu điểmNhược điểm

1

Hiếu khí với bùn hoạt tính– Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và amoni cao

– Kết cấu thiết bị đơn giản nên chi phí đầu tư thấp

– Thiết bị hoạt động tự động không cần nhiều nhân công vận hành

– Phát sinh bùn khó lắng, nhân viên vận hành phải có trình độ cao để xử lý kịp thời

– Cần có bể điều hòa để ổn định đầu vào và bể lắng tách bùn hoạt tính ở đầu ra

– Có thể phát sinh mùi

2

Hiếu khí và Thiếu khí kết hợp– Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và amoni cao

– Hiệu suất xử lý tương đối ổn định

– Ít tốn diện tích

– Có thể phát sinh mùi hôi

–  Với các thiết bị bằng kim loại thì gây ồn và phụ thuộc thời tiết

3

AAO (yếm khí/ anarobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)– Xử lý được nước có nồng độ ô nhiễm cao.

– Thi công lắp ráp nhanh, kết cấu gọn

– Tiêu thụ điện năng ít à chi phí vận hành thấp

– Không phát sinh mùi

– Nếu có dùng màng lọc thì phát sinh chi phí thay màng, đòi hỏi nhân viên phải có trình độ cao

– Không dùng công nghệ màng để diệt khuẩn thì có thể dùng hóa chất à thêm công đoạn xử lý hóa chất

4

Hồ ổn định sinh học– Xử lý được nước có mức độ ô nhiễm trung bình

– Chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì thấp

– Vận hành dễ dàng không cần nhân viên có trình độ cao

– Không phù hợp với nước có mức độ ô nhiễm cao

– Chiếm nhiều diện tích

y2

Bồn phản ứng sinh học trong hệ thống xử lý nước thải y tế

4. Hệ vi sinh cần thiết để xử lý nước thải y tế:

Với đặc tính nước thải y tế là loại ô nhiễm cao do đạm, nên chỉ số nito được quan tâm hàng đầu. Ngoài ra các chỉ số BOD, COD, TSS cũng luôn ở ngưỡng cao. Đặc biệt, khác với nước thải từ quá trình sản xuất có tính ổn định về thành phần thì nước thải y tế có thành phần thay đổi nhanh và liên tục à gây nên hiện tượng sốc tải cho hệ vi sinh. Sốc tải không chỉ dừng lại ở việc thay đổi nồng độ ô nhiễm mà thay đổi cả về lượng nước đưa vào lúc nhiều lúc ít khác nhau. Chính vì vậy, để xử lý được loại nước thải ta cần có một hệ vi sinh tốt, có “sức đề kháng” cao để đáp ứng việc sốc tải.

Vấn đề này, Tin Cậy xin giới thiệu đến mọi người dòng vi sinh Microbelift-IND:

vi sinh xử lý nước thải y tế

Dòng vi sinh này với các ưu điểm sau:

  • Chuyên dùng giảm BOD, COD, TSS, trong nước thải
  • Tăng khả năng phân hủy sinh học toàn hệ thống
  • Chịu sốc tải tốt
  • Giảm bùn, giảm mùi cho hệ thống

Ngoài ra, còn có dòng Microbelift OC: chuyên xử lý mùi của hệ thống kể cả xử lý nước hay chất thải rắn.

vi sinh xử lý nước thải y tế

Dòng này có các ưu điểm:

  • Hạn chế kiểm soát mùi phát sinh
  • Giảm các chất ô nhiễm của nước rỉ rác (có thể tưới vào phân được lọc ra khỏi nước giảm mùi trực tiếp luôn)
  • Tăng cường phân hủy sinh học với các hợp chất khó phân hủy, giảm khí phát sinh mùi, gây ăn mòn hệ thống, thiết bị như H2S, NH3,…

Đặc biệt, với loại nước thải chứa nhiều đạm như nước thải y tế; ta có dòng vi sinh Microbelift -N1 cực kỳ hiệu quả:

vi sinh xử lý nước thải y tế

  • Thúc đẩy quá trình nitrate hóa ổn định.
  • Khắc phục hiện tượng chết vi sinh do shock.
  • Khởi động quá trình nitrate hóa.
  • Cung cấp các điều kiện cần thiết cho quá trình nitrate hóa trong thời tiết lạnh.
  • Dòng vi sinh này có khả năng phân hủy các hợp chất chứa Nito phức tạp thành khí N2 không gây hại cho môi trường.
Để sử dụng dòng N1 này có hiệu quả ta phải sử dụng dòng IND trước đó 1 tháng. Mục đích là để dòng vi sinh IND hoạt động tạo môi trường tối ưu cho N1 vào, vì 2 chủng vi sinh Nitosomonat và Nitrobector rất nhạy cảm và khó tăng sinh. Có IND vào hoạt động trước thì 2 chủng này sẽ thích nghi và tăng sinh nhanh hơn cho hiệu quả xử lý tốt hơn.

Trên đây là một số  chia sẻ của Tin Cậy về nước thải y tế, Tin Cậy chuyên cung cấp các dòng vi sinh và vật tư dùng trong ngành xử lý nước thải. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535     Mobile:  0903 908 671 – 0933 015 035

Email: tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo