Tiêu Chuẩn Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Theo Quy Định Hiện Hành

Nói về nước thải mọi người sẽ nghĩ ngay đến nhà máy, đến công nghiệp. Vậy có phải tất cả nước thải đều bắt nguồn từ đó? Ngành nông nghiệp có phát sinh nước thải chất thải hay không? Câu trả lời là có, đặc biệt là trong chăn nuôi, việc chăn nuôi theo quy mô lớn phát sinh chất thải rất nhiều, đặc biệt là nước thải từ vệ sinh chuồng trại. Vậy việc xử lý nước thải chăn nuôi có giống như xử lý nước thải công nghiệp hay không? Có quy chuẩn nào để các cơ sở chăn nuôi tuân theo để xử lý cho phù hợp?

Để giải đáp các thắc mắc trên, lần trước Tin Cậy đã giới thiệu đến mọi người tiêu chuẩn nước thải loại A và nước thải loại B cho xử lý nước thải công nghiệp. Hôm nay, Tin Cậy sẽ tiếp tục giới thiệu đến mọi người tiêu chuẩn xử lý nước thải trong chăn nuôi nhé!

Thế nào là nước thải chăn nuôi?

Nước thải chăn nuôi là nước thải xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình. Hoặc nước thải sinh hoạt của cơ sở chăn nuôi nhưng thu gom chung vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi thì cũng xem như nước thải chăn nuôi

Tiêu chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi theo quy định hiện hành - Nguồn ảnh: Internet
Tiêu chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi theo quy định hiện hành – Nguồn ảnh: Internet

Nguồn tiếp nhận nước thải chăn nuôi: các nguồn nước động như hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các sông, suối, khe, rạch, kênh, mương hoặc các nguồn nước tĩnh như hồ, ao, đầm,…

Mương nước tiếp nhận nước thải chăn nuôi (hình minh họa) – Nguồn ảnh: Internet
Mương nước tiếp nhận nước thải chăn nuôi (hình minh họa) – Nguồn ảnh: Internet

Tiêu chuẩn xả thải cho phép đối với nước thải chăn nuôi

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

  • Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải
  • C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi
  • Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải
  • Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải

Riêng với 2 thông số pH và tổng coliform không bị ảnh hưởng bởi 2 hệ số Kqvà Kf nên

Cmax = C

Nước thải chăn nuôi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B

TT

Thông sốĐơn vịGiá trị C
AB
1pH6-95,5-9
2BOD5mg/l40100
3CODmg/l100300
4Tổng chất rắn lơ lửngmg/l50150
5Tổng Nitơ (theo N)mg/l50150
6Tổng ColiformMPN hoặc CFU /100 ml30005000
Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi- Nguồn QCVN 62-MT:2016/BTNMT

Đối với nguồn tiếp nhận là các dòng chảy Kq phụ thuộc vào lưu lượng Q của dòng chảy đó tra theo bảng sau:

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q) (m3/s)Hệ số Kq
Q ≤ 500,9
50 < Q ≤ 2001
200 < Q ≤ 5001,1
Q > 5001,2
Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải – Nguồn QCVN 62-MT:2016/BTNMT

Đối với nguồn tiếp nhận là các vùng nước tĩnh (hồ, ao, đầm) Kq phụ thuộc vào dung tích V của nguồn tiếp nhận.

Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V) (m3)Hệ số Kq
V ≤ 10 x 1060,6
10 x 106 < V ≤ 100 x 1060,8
V > 100 x 1061,0
Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải- Nguồn QCVN 62-MT:2016/BTNMT

Đối với trường hợp không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,9;

Nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,6.

Khi nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm, phá nước mặn và nước lợ ven biển thì tùy vào mục đích sử dụng của vùng nước đó mà có giá trị Kq khác nhau:

  • Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước, đầm, phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng giá trị hệ số Kq= 1.
  • Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước áp dụng giá trị hệ số Kq= 1,3.

Hệ số Kf phụ thuộc vào lưu lượng nguồn thải 

Lưu lượng nguồn thải (F) (m3/ngày)Hệ số Kf
5 ≤ F ≤ 501,3
50 < F ≤ 1001,2
100 < F ≤ 2001,1
200 < F ≤ 3001,0
F > 3000,9
Hệ số lưu lượng nguồn thải K– Nguồn QCVN 62-MT:2016/BTNMT

Các số liệu về lưu lượng nguồn tiếp nhận (Q) cũng như dung tích nguồn tiếp nhận (V) được tính theo 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (theo số liệu của cơ quan Khí tượng Thủy văn cung cấp).

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Khi cơ sở chăn nuôi thay đổi lưu lượng xả thải vào nguồn tiếp nhận cơ sở chăn nuôi phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh hệ số Kf  phù hợp với hiện trạng xả thải của cơ sở.

 Quy định về kĩ thuật với các cơ sở chăn nuôi với lượng nước thải < 5 (m3/ngày)

Đối với trang trại chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2m3/ngày phải có bể thu gom nước thải tập trung và sau đó lắng ủ theo phương pháp sinh học hợp vệ sinh.

Đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2m3/ngày đến dưới 5m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý, điển hình như hầm biogas (hệ thống khí sinh học) hoặc sử dụng đệm lót sinh học phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia trong quá trình chăn nuôi.

Đối với các cơ sở chăn nuôi với lượng nước thải >5 (m3/ngày) thì phải xây dựng hệ thống xử lý hoàn chỉnh để xử lý nước thải đáp ứng được tiêu chuẩn đầu ra.

Vi sinh xử lý nước thải chuyên dụng

Đặc thù của nước thải trong ngành chăn nuôi là loại nước thải phức tạp và khó xử lý. Đặc biệt là nước thải chăn nuôi heo khi phát sinh chứa hàm lượng Nito tổng cao. Để xử lý được nước thải này tốt nhất là sử dụng phương pháp sinh học. Tuy nhiên, với những dòng vi sinh thông thường không thể phân hủy được các hợp chất phức tạp có chứa Nito. Tin Cậy xin giới thiệu đến mọi người dòng vi sinh “chuyên trị” loại nước thải có chưa hàm lượng nito cao này. Đó chính là dòng Vi sinh xử lý nước thải Microbe-lift N1 của Mỹ do Tin Cậy cung cấp.

Vi sinh xử lý Nito, Amoni trong nước thải Microbe-lift N1
Vi sinh xử lý Nito, Amoni trong nước thải Microbe-lift N1

Dòng vi sinh này chứa 2 chủng vi sinh đặc biệt chuyên xử lý các hợp chất chứa Nito và chuyển hóa nito ở dạng ion thành khí N2 thoát ra khỏi nước. Cơ chế xử lý Nito này diễn ra ở đâu và như thế nào? Hệ thống xử lý loại nước thải này có những đặc điểm gì thì xin hẹn mọi người cùng tìm hiểu ở bài viết tiếp theo nhé.


Mọi thắc mắc về “Tiêu chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi theo quy định hiện hành”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo