5 Câu Hỏi Thông Dụng Về Mật Rỉ Đường
Mật rỉ đường đã quá quen thuộc với bà con, đặc biệt là trong nông nghiệp chuyên dùng ủ thức ăn chăn nuôi. Tuy biết mật rỉ đường có nhiều ứng dụng là thế nhưng đôi lúc chúng ta lại có nhiều câu hỏi về nó.
Chẳng hạn như: Thành phần của mật rỉ đường là gì?; Có mùi thơm vị ngọt vậy có ăn được không?; Vì sao chất lượng mật rỉ đường lại khác nhau so với từng đợt sản xuất?; Tại sao dung dịch mật rỉ đường lại có màu nâu, hay bị cặn? Thời gian và cách thức bảo quản ra sao?…
Và còn nhiều những câu hỏi được đặt ra nữa, trước hết Trang sẽ trình bày 5 câu hỏi thông dụng nhất về mật rỉ đường.

Câu 1: Thành phần tiêu chuẩn của mật rỉ đường là gì?
- Đường (Fructoza, Saccaroza, Glucoza,…)
- Chất hữu cơ không đường: acid hữu cơ chủ yếu là acotinic và các acid béo bay hơi
- Chất khoáng: Ca, K là nguyên tố chiếm tỷ lệ cao nhất và các vi lượng như: Na, Mg, acid amin
Mật rỉ đường là phụ phẩm cuối cùng của quá trình chế biến đường. Tuy có mùi thơm, vị ngọt nhưng không nên dùng nấu ăn hay ăn trực tiếp vì trong đó còn chứa nhiều những vi sinh vật có hại lẫn tạp chất sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Câu 2: Vì sao chất lượng mật rỉ đường lại khác nhau so với từng đợt sản xuất?
Thành phần dinh dưỡng của mật rỉ đường còn phụ thuộc vào:
- Giống mía
- Thời gian trồng và thu hoạch
- Thời tiết và thổ nhưỡng từng vùng
- Chu trình sản xuất các nhà máy sẽ ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị và độ brix của rỉ đường
Chính những nguyên nhân này mà bà con sẽ thấy từng đợt phụ phẩm rỉ mật có chút khác nhau. Tuy nhiên vẫn đảm bảo về chất lượng sử dụng (không pha trộn phụ gia,…) để bà con yên tâm và luôn tin dùng trong sản xuất.

Câu 3: Tại sao dung dịch mật rỉ đường lại có màu nâu, hay bị cặn?
Phản ứng Maillard là những phản ứng phức tạp được tạo ra do tác dụng của đường khử và axit amin. Sản phẩm tạo thành melanoidin có màu nâu đậm, đó cũng là màu đặc trưng của mật rỉ đường.
Phản ứng này gặp nhiều trong tự nhiên hoặc trong công nghiệp thực phẩm, thường gọi là phản ứng màu nâu. Là nguyên nhân làm nhiều loại thực phẩm chuyển màu nâu đậm.

Trong thành phần mật rỉ đường chủ yếu chứa đường khử glucoza và fructoza mà tính chất hóa học của đường khử tương đối ổn định và có pH = 3. Do đó pH của mật rỉ đường cũng mang tính axit.
Phụ phẩm mật rỉ đường có hàm lượng lớn axit sunfuric. Nó là thành phần chủ yếu của sự đóng cặn vì CaSO4 hòa tan trong dung dịch nhưng về sau bị bốc hơi và cô đặc lắng cặn.
Câu 4: Mật rỉ đường bảo quản được bao lâu? Cách bảo quản ra sao?
Thông thường mật rỉ đường để được tới 1 năm, để lâu hơn sử dụng vẫn tốt, tuy nhiên còn phụ thuộc vào cách bảo quản của người dùng.
Nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Dùng không hết nên vặn chặt nắp can để tránh tạp nhiễm gây hư rỉ đường.

Câu 5: Bổ sung mật rỉ đường đúng cách vào khẩu phần ăn cho gia súc, lợn?
Lượng rỉ mật được bổ sung vào thức ăn thô trong khẩu phần ăn của gia súc, lợn sẽ không quá 20% để đạt sự cân bằng vi sinh vật và sự lên men trong dạ cỏ hiệu quả nhất.
Mật rỉ đường trộn trực tiếp vào thức ăn thô, xanh (rơm rạ, bắp khô,…) từ 2 – 10% để tăng độ ngon miệng và dinh dưỡng hơn vì thức ăn thô sẽ giàu xơ, có độ ngon miệng kém. Bà con chú ý: Không nên bổ sung quá 50% rỉ mật tức không quá 4kg mỗi ngày vì sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các loại thức ăn chung với rỉ mật.
Qua bài viết này của Trang đã cung cấp thêm những thông tin thú vị về mật rỉ đường. Để phục vụ tốt trong sản xuất bà con nên chọn mua mật rỉ đường tại các cơ sở uy tín và không đâu xa Tin Cậy mang đến bà con sản phẩm mật rỉ đường chất lượng. Chúc bà con luôn thành công.
Tác giả: Huyền Trang
Mọi thắc mắc về “5 Câu hỏi thông dụng về mật rỉ đường”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0902 882 249 – 0358 867 306 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Sượng Cơm, Cháy Múi Sầu Riêng
Sượng Cơm, Cháy Múi Sầu Riêng – Nguyên nhân Và Giải Pháp Khắc Phục Trong [...]
Th3
Bí Kíp Làm Trái Sầu Riêng Tròn Đều, Xanh Gai
Bí Kíp Làm Trái Sầu Riêng Tròn Đều, Xanh Gai – Vườn Anh Thuộc Sau [...]
Th3
6 Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa Hè Oi Bức
6 Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa Hè Oi Bức Cá Koi là loài [...]
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh Cá Koi là loài cá cảnh [...]
Th2
Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản Bằng Phân Bón Sinh Học Bio-EMZ
Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản Bằng Phân Bón Sinh Học Bio-EMZ Năm 2025 đặt [...]
Th2
Giải Pháp Dự Trữ Nước Bằng Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời
Giải Pháp Dự Trữ Nước Bằng Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời Năm 2024 vừa [...]
Th2