Ô Nhiễm Nước Và Các Nguồn Gây Ô Nhiễm

Ô nhiễm nước là một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu hiện nay, nhưng thế nào là nước bị ô nhiễm và nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm đó xuất phát từ đâu, không phải ai cũng biết rõ. Hôm nay, Tin cậy sẽ cùng mọi người tìm hiểu về vấn đề này.

nuoc2

Nước đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống con người. Trong tự nhiên nước là môi trường sống của nhiều sinh vật, góp phần vào điều hòa thời tiết khí hậu. Trong cuộc sống con người nước phục vụ hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp (tưới tiêu, chăn nuôi,…), công nghiệp (nguyên liệu, dung môi chất tải nhiệt,…) trong sinh hoạt thường ngày (ăn uống, vui chơi giải trí,…).

Tài nguyên nước

nuoc1

Tổng lượng nước tự nhiên trên trái đất là 1368 triệu km3, trong đó 97,5% là nước mặn, nước ngọt chỉ chiếm 35 triệu km3.

Tùy theo độ khoáng, nước được chia thành: nước ngọt (lượng muối <1g/l), nước lợ (10-50g/l), và nước muối (>50g/l). Trong đó, nước ngọt lại được chia theo hàm lượng khoáng: khoáng ít (<200mg/l), khoáng trung bình (200-500mg/l), khoáng cao (từ 500-1000mg/l)

Khi dùng nguồn nước tự nhiên làm nước cấp, người ta quan tâm đến độ cứng của nước. Độ cứng của nước được thể hiện bằng sự có mặt của các muối Canxi và Magie trong nước và được biểu diễn bằng nồng độ đương lượng mol/l của ion Canxi và Magie.

Thế nào là nước ô nhiễm

Do tác động của các hoạt động sống, nước bị nhiễm bẩn bởi các chất khác nhau và bị giảm chất lượng. Chất lượng nước thay đổi theo khuynh hướng sau:

  • Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi các Axit Sunfuric (H2SO4) và Axit Nitric (HNO3) từ khí quyển, tăng nồng độ hàm lượng Sunphat (SO42-) và Nitrat (NO3) trong nước.
  • Tăng nồng độ các ion làm cứng nước (Canxi, Magie) trong nước ngầm nước sông, do quá trình rửa trôi các quặng dưới tác động của mưa axit.
  • Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng như Chì (Pb2+), Cacdimi (Cd2+), Thủy ngân (Hg2+),… trong nước tự nhiên.
nuoc4nuoc5
  • Tăng hàm lượng muối trong nước bề mặt và nước ngầm do sự xâm nhập của nước thải, các quá trình rửa trôi,…
  • Tăng hàm lượng các chất hữu cơ trong nước, đặt biệt như chất hoạt động bề mặt, thuốc sát trùng, sản phẩm phân hủy hữu cơ,…
  • Giảm hàm lượng Oxy trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hóa, các chất cản trở quá trình hòa tan oxy vào trong nước.
  • Giảm độ trong suốt của nước: nước bị đục, có màu,…
  • Nước tự nhiên bị nhiễm phóng xạ,…

Các nguồn gây ô nhiễm nước

Ô NHIỄM NƯỚC

Nước thải là nước đã dùng trong sinh hoạt, sản xuất hoặc chảy qua vùng đất ô nhiễm. Phụ thuộc vào điều kiện hình thành, nước thải được chia thành nước thải sinh hoạt, nước chảy tràn và nước thải công nghiệp. Dựa vào nguồn nước bị tác động mà người ta phân ra ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm nước mặt. Dưới đây là các nguồn gây ô nhiễm cho nước mặt và nước ngầm:

Nước mặt:

  • Nước thải sinh hoạt: là lượng nước thải ra do sinh hoạt thường nhật, thông thường, thành phần nước thải sinh hoạt gồm 58% chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt thường có hàm lượng chất hữu cơ không bền sinh họa (protein, mỡ,…) cao, chất dinh dưỡng (photphat, nito), vi trùng, chất rắn và mùi. Nước thải sau quá trình sinh hoạt hằng ngày được dẫn ra cống, sau đó được thu gom tập trung rồi xả vào nguồn tiếp nhận là sông, suối và biển,…
  • Nước chảy tràn: được hình thành do mưa và chảy ra từ đồng ruộng. Chúng bị ô nhiễm bởi các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Nước mưa chảy qua khu vực dân cư, khu sản xuất công nghiệp, cuốn theo chất rắn dầu mỡ, hóa chất, vi trùng,…còn nước chảy ra từ đồng ruộng mang theo chất rắn, thuốc sát trùng, phân bón,…
  • Nước thải công nghiệp: xuất hiện khi khai thác và chế biến các nguyên liệu hữu cơ và vô cơ. Nước hình thành do phản ứng hóa học, nước từ quá trình chế biến, nước rửa nguyên liệu, nước chiết, nước tải nhiệt,…

Nước ngầm:

  • Nước thải sinh hoạt: nước sau sinh hoạt của con người ngoài việc đổ ra cống làm ô nhiễm nước mặt ra còn một lượng lớn được tạt thẳng ra vườn hay rút vào các hầm chứa. Nước này được giữ im và dần dần sẽ thẩm thấu dần dần qua các tầng đất xuống đến nước ngầm. Các chất ô nhiễm đi theo con đường không được giữ lại trong đất hoặc đất đã bão hòa không giữ thêm được nữa sẽ đi vào trong nước ngầm.
  • Khu vực sản xuất nông nghiệp: việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học không đúng liều lượng gây tình trạng thừa. Các hóa chất thừa này giữ lại trên đất và sẽ bị rửa trôi theo nước mưa và thấm dần xuống tầng nước ngầm.
  • Rò rỉ nước thải tại các nhà máy sản xuất: Nước sau sản xuất phải được thu gom về để sử lý. Tuy nhiên, việc rò rỉ trong ống dẫn vẫn có thể xảy ra. Nước rò rỉ này chưa qua xử lý còn nguyên các chất ô nhiễm sau sản xuất. Nó sẽ thẩm thấu vào nước ngầm với các chất ô nhiễm cực kì nguy hại trong đó có kim loại nặng.

Việc ô nhiễm nước mặt là nhãn tiền, ta có thể thấy ngay và ngăn chặn kịp thời. Việc phát hiện và xử lý ô nhiễm nước ngầm lại cực kì khó so với nước mặt. Nhưng dù là ô nhiễm nước mặt hay nước ngầm nó đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đặc biệt là sức khỏe con người.

Các chất gây ô nhiễm

Ô NHIỄM NƯỚC

WHO hướng dẫn cách phân loại các chất ô nhiễm hóa học nước như sau:

  • Chất hữu cơ không bền sinh học: cacbonhydrat, protein, chất béo,…đây là chất gây ô nhiễm nặng nhất ở các khu dân cư, công nghiệp chế biến thực phẩm. Các chất này làm giảm Oxy hòa tan trong nước làm suy thoái tài nguyên thủy sản và giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt.
  • Các muối vô cơ ít độc
  • Sản phẩm dầu mỏ
  • Các hợp chất dinh dưỡng
  • Các chất độc đặc biệt bao gồm các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ tổng hợp khó phân hủy sinh học: chì (Pb- độc với não có khả năng tích trữ lâu trong cơ thể người), thủy ngân (Hg-cực độc với cơ thể người), Asen (As- có tác dụng tích lũy gây ung thư), hợp chất phenol và dẫn xuất phenol (gây mùi và tác hại cho hệ sinh thái)

Các trạng thái chỉ ra nước bị ô nhiễm

  • Màu: nước trong tự nhiên có thể có màu vì các lí do: các chất hữu cơ trong cây cỏ phân rã, nước có sắt và mangan dạng keo hoặc dạng hòa tan, nước có chất thải công nghiệp (chứa các ion, hợp chất gây màu: crom, sắt, lignin).
  • Mùi: nước có mùi do các nguyên nhân: chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm, nước thải công nghiệp hóa chất, chế biến dầu mỡ, có các sản phẩm phân hủy cây cỏ, rong tảo, động vật…
  • Vi trùng trong nước: nhóm vi sinh chỉ thị ô nhiễm phân: coliform (E.coli), sự có mặt của vi sinh này chỉ ra rằng nước bị ô nhiễm phân tức là có vi trùng gây bệnh đường ruột trong nước và ngược lại.

Ô NHIỄM NƯỚC

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước

Giải pháp cho nước mặt:

  • Phải xử lý nước thải tại các nhà máy sản xuất trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.Việc này giảm thiểu các chất độc hại gây ô nhiễm đi vào nguồn tiếp nhận.
  • Có các chế tài xử lý đối với các nhà máy xả thải chưa qua xử lý.
  • Tuyên truyền khuyến cáo người dân hạn chế xử dụng túi nylon, phân loại rác tại nhà, không vứt rác vừa bãi xuống hệ thống cống,…
  • Tăng cường xử dụng phân bón hữu cơ để thay thế cho các loại phân bón hóa học để giảm hiện tượng rửa trôi theo nước mưa, nước tưới,…

Giải pháp cho nước ngầm:

  • Hạn chế việc xả thải sau sử dụng trực tiếp ra vườn. Nên lắp đặt hố thu gom sau đó dẫn ra các đường ống thu gom của công ty môi trường đô thị để được xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Không vứt rác ra vườn hay xuống cống gây nghẹt cống cũng như phát sinh thêm ô nhiễm từ chất thải rắn.
  • Giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất tại nhà, đặc biệt là hóa chất tảy rửa có tính oxy hóa cao như thuốc tẩy.
  • Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • Các nhà máy nên lắp các đồng hồ đo để kiểm soát lượng nước đưa vào sản xuất và nước thải ra. Xem xét 2 lượng nước này có cân đối hay không để phát hiện rò rỉ trong đường ống kịp thời và có biện pháp khắc phục ngay.

Với những chia sẻ trên, hy vọng mọi người sẽ hiểu thêm về ô nhiễm nước và các nguồn gây ô nhiễm nước. Từ đó mọi người hãy nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, ý thức hơn về bảo vệ môi trường bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Công ty Tin Cậy chúng tôi chuyên cung cấp các loại hóa chất và vi sinh xử lí nước thải được tin dùng nhất hiện nay. Dưới đây là một số sản phẩm Quý khách có thể tham khảo (xử lý quy mô công nghiệp cũng như hộ gia đình):

nuoc7

Vi Sinh Microbelift IND – xử lí BOD, COD, SS trong nước

Vi Sinh Microbelift DGTT – xử lí dầu mỡ

Vi Sinh Microbelift OC – xử lí mùi

nuoc8

Hóa chất PAC – hóa chất keo tụ tạo bông

  • Men vi sinh hiếu khí và kỵ khí để bổ sung cho các hệ thống xử lý bằng phương pháp vi sinh:

nuoc9

Men vi vinh hiếu khí: Bio-MT5

nuoc10

Men vi sinh kị khí: Bio-MT6

Ngoài ra, công ty chúng tôi còn cung cấp nhiều loại thiết bị để kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý. Điển hình như các loại bút đo pH cầm tay hay để bàn, bộ điều khiển pH online, máy đo oxy hòa tan trong nước, test nhanh các chỉ tiêu NH4, Photpho,…trong nước thải. Các loại thiết bị này giúp cho việc kiểm soát nước thải trước khi xả vào nguồn dễ dàng và chính xác.

Mọi thắc mắc về hệ thống và các sản phẩm xử nước thải, cũng như vi sinh cho xử lí môi trường quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM

MST: 03 10 94 16 49

Điện thoại: (028) 2253 3535      Mobile:  0903 908 671 – 0933 015 035

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo