1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên:

Việt Nam là một nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hệ thống sông ngòi phân bổ đều khắp với lưu lượng lớn. Ngoài ra bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc đến Nam. Đây là điều kiện tốt nhất để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm ở Việt Nam:

2.1  Sự khác nhau giữa tôm giống tại Việt Nam với các nước trong khu vực:

– Những năm gần đây Ngành nuôi tôm tại Việt Nam khá phát triển. Ở các tỉnh ven biển cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ và được xuất khẩu các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới.

Trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến mô hình phát triển. Cũng như tìm hiểu một cách khái quát về giống tôm ở Việt Nam.

– Trước hết chúng ta sẽ so sánh xem giống tôm ở Việt Nam và giống tôm của các nước ngoài khu vực có những điểm gì giống và khác nhau.

+ Mô hình nuôi tôm của các nước châu Âu rất phát triển và giống tôm của họ luôn cho năng suất cao. Đó là nhờ vào khâu nhân giống và tạo giống. Đây là một khâu hết sức quan trọng nó quyết định đến 80% năng suất sản lượng của tôm.

+ Khâu nhân giống đòi hỏi phải có một nền kỹ thuật phát triển.

Đòi hỏi trình độ cao cũng như chi phí cho việc nghiên cứu và thời gian để tạo ra được những giống tốt thì rất tốn kém. Từ ban đầu người ta bắt những con tôm có thể trạng tốt từ Đại Dương về. Họ thu thập nhiều mẫu khác nhau để cấy ghép sao cho con giống có được những ưu điểm nổi bậc nhất. Để có được những giống tốt nhất phải trải qua quá trình thử nghiệm và cấy ghép rất phức tạ. Quá trình này cho phép họ có thể loại bỏ những gen xấu. Những gen mang mầm bệnh và lấy những gen phù hợp với từng địa hình cũng như khí hậu ở từng vùng từng nơi nuôi khác nhau.

+ Ở Việt Nam khâu nhân giống không có.

Chúng ta vẫn chưa đủ khả năng để có thể tạo ra được những giống tốt từ những con bố mẹ được bắt ở biển. Người dân thường chọn những con tôm bố mẹ thuần chủng từ đại dương và không qua quá trình nghiên cứu cũng như cấy ghép. Nên giống tôm của nước ta khả năng chịu đựng dịch bệnh cũng như thích ứng với môi trường không tốt giống như tôm giống ở các nước phát triển khâu nhân giống. Do vậy năng suất cũng như sản lượng tôm nước ta không cao.

+ Như vậy thì nếu xét về đặt tính và chủng loại tôm thì tôm Việt Nam và tôm của các nước trong khu vực đều giống nhau. Chỉ khác nhau là tôm của chúng ta là tôm thuần chuẩn. Nên khả năng chống chịu bệnh tật cũng như chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường không cao bằng giống tôm của các nước có quy trình cấy ghép phát triển.

+ Chính vì vậy tuy chúng ta là nước xuất khẩu tôm đứng thứ 2 trong khu vực. Nhưng chi phí cho việc nhập tôm giống từ các nước có khả năng cấy ghép được tôm mẹ là khá cao.

2.2 Phân loại giống tôm ở Việt Nam:

+ Ở nước ta sản lượng xuất khẩu tôm chủ lực chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

+ Sự khác nhau và giá trị lợi nhuận giữa 2 giống tôm này:

Tôm SúTôm Thẻ Chân Trắng
Khu Vực nuôi– Thích Hợp ở những tỉnh Miền Tây– Thuận lợi ở các tỉnh miền Trung
Thời gian nuôi– Từ 5 đến 6 tháng tùy thuộc quá trình nuôi– Từ 3 đến 4 tháng tùy thuộc quá trình nuôi
Mực độ nuôi– Mực độ nuôi  từ 5 đến 10/m2  tùy thuộc vào diện tích nuôi.– Mực độ thả  40-50 con/m2  tùy thuộc vào diện tích nuôi.
Chế Độ cho ăn– Cho tôm ăn tùy thuộc vào lứa tuổi của tôm và kích thước của tôm.thường theo tỉ lẹ cỡ nhỏ – cở lớn lần lượt là 7-3 , 5-5, 3-7. (tính theo trọng lượng tôm).

 

=> Khối lượng thức ăn cho tôm không cao,

– Tùy thuộc số lượng tôm,kích cỡ lớn bé tính theo trọng lượng tôm theo tỉ lệ.

– Tôm có chiều dài 3cm => 100%

– Tôm có chiều dài 4cm => 50%

– Tôm có chiều dài 5cm => 30%

=> khối lượng thức ăn cho tôm khá nhiều.

Chi phí nuôi– Ít tốn kém– Khá tốn kém,
Lợi Nhuận Kinh Tế– Thời gian nuôi dài.

– Chi phí nuôi Thấp.

– Khá Tốn kém về diện tích

– Khả năng lợi nhuận cao khi tôm phải đạt được kích thức đúng với qui định.

– Đòi hỏi diện tích nuôi lớn.

– Thời gian nuôi ngắn.

– Chi phí lớn (chủ yếu là thức ăn và hóa chất).

– Lợi nhuận kinh tế cao.

– Rủi ro lớn.

 

=> Từ những đặt điểm trên trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về tôm thẻ chân trắng.

3. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

– So với tôm sú thì tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm hơn về chất lượng con giống. Vì loài này được lai tạo và cấy ghép qua nhiều thế hệ để chọn ra con giống có thể trạng tốt nhất. Có khả năng chống chịu cao, thích nghi tốt với môi trường sống. Kháng được một số bệnh đặc thù thường xảy ra ở các giống tôm khác.

4. Quy trình nuôi và những tình huống xảy ra khi nuôi tôn thẻ chân trắng (tập trung ở miền trung)

4.1 Công trình ao hồ (mô hình trên cát ven biển)

Mô hình ao nuôi đạt năng suất cao là mô hình với diện tích từ 0,5 đến 1 ha. Ao là hình vuông hoặc hình chủ nhật.

Các bước thực hiện:

+ B1: Thiết kế và xây dựng ao nuôi với kích thước tùy thuộc nhu cầu nuôi. Với chiều sâu hồ từ 1m2 đến 1m5 so với mặt hồ.

+ B2: Trải Bạt ứng với thiết kế đã xây dựng. Thường thì khổ khung bạc là 4m dài 100m hoặc 200m. Tùy vào loại bạt mà ta có thể sử dụng (1 năm đến 2 năm).

+ B3: Bơm nước biển vào hồ 2 đến 3 ngày. Sau đó xả nước và xử lí diệt khuẩn nước biển. Bơm vào

từ 5 đến 6 ngày.

1

2

3

4.2 Cách xử lí nước khi hồ đã được thiết kế

– Trong nước thường luôn có nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm tảo và nồng độ khí độc cao. Nên cần phải xử lí trước khi thả tôm vào nuôi.

– Để xử lí trước tiên ta khử trùng nguồn nước.

+ B1: Dùng những thiết bị đo tính độc hại:

Ví dụ: máy đo đa chỉ tiêu Hana Hi 9828/4, Bút đo độ mặn, nhiệt độ DYS DMT 201. Martini Mi306, máy đo đa chỉ tiêu của nước Toadkk WQC 22-A và rất nhiều thiết bị khác.

4

Ngoài ra, nếu muốn đơn giản các bạn có thể sử dụng những phương pháp đo đơn giản. Với các thiết bị dưới đây như Test-NH4NH3-Sera-300×300Test NH4 JBL

5

6

+ B2: Khử trùng nguồn nước

Sau khi đo tính chất độc hại chúng ta tiến hành dùng hóa chất để tiến hành khử trùng nguồn nước. Thường sử dụng phổ biến là Chlorine với hàm lượng 30-38%. Ví dụ: cứ 1ha thì rải khoảng 195 kg vôi hòa loãng với nước phun đều khắp ao.

* Lưu ý:

Khi thả tôm xuống cần mở quạt để đánh bay hết các khí Clo còn lại trong nước.

+ B3: Bón Phân gây màu nước.

Đây là yếu tố quan trọng để tạo ra tảo góp phần vào qui trình sống của tôm.

+ Làm tăng lượng oxi trong nước.

+ Làm giảm các chất độc hại trong nước.

+ Làm thức ăn bổ sung cho tôm.

+ Nâng nhiệt và ổn định nhiệt trong ao.

+ Hạn chế các loài vi khuẩn phát triển.

=> Lượng tảo mật độ nhiều hay ít phụ thuộc vào thành phần, tỉ lệ phân bón.

7

8

4.3 Hệ thống quạt bom cung cấp oxy cho nước:

– Tùy thuộc vào mực độ thả tôm và diện tích mà chúng ta có thể thiết kế hệ thống cánh quạt cho phù hợp.

9

– Trong quá trình nuôi để biết khi nào trong nước nồng độ oxi thấp. Ngoài việc quan sát quá trình sinh hoạt của tôm. Chúng ta muốn chính xác hơn phải sử dụng đến thiết bị đo nồng độ oxi trong nước như: WTW-Oxi-3205, Milwaukee-MW600, Martini-Mi-605

10

5. Biện pháp cải tạo và khắc phục trong quá trình nuôi tôm:

5.1 Quy trình kỹ thuật nuôi:

Vấn đề Con Giống:

– Trước khi thả giống cần kiểm tra chất lượng của tôm giống. Tôm đạt chất lượng là tôm không mang mầm bệnh và có khả năng chống chịu cao. Tôm khỏe là tôm không có dị hình, không bị thương tích.

– Con tôm giống thẻ chân trắng trải qua các giai đoạn phát triển từ ấu trùng nauplius => Zoea =>Mysis => cuối cùng là postlarvar. Giai đoạn đầu ấu trùng tôm từ nauplius đến Zoea rất bé. Để đảm bảo khả năng sống cho tôm, thường ở giai đoạn này tôm giống được ương trong mô hình nhà kín.

12

13

– Khi đạt tới 10 ngày tuổi ấu trùng được chuyển sang ao nuôi để thả giống.

* Lưu ý:

Trong quá trình ương giống cần cân bằng các yếu tố môi trường như: nhiệt độ nồng độ muối… giữa nơi ương với ao nuôi thực tế.

5.2 Quản lý các yếu tố thức ăn cho tôm:

– Thường thì 15 ngày đầu sau khi thả giống người ta không cho tôm ăn, sau 15 ngày mới bắt đầu cho tôm ăn thức ăn tổng hợp. Gian đoạn đầu thường cho tôm ăn ít khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Vì mỗi nơi với mực độ nuôi mỗi khác nên không thể nào đưa ra số lần cụ thể mà chúng ta sẽ qui về một công thức chung thức ăn/con/ngày bằng 5% khối lượng hiện thời của tôm. Dựa vào công thức trên ta có thể canh được lượng thức ăn cho tôm chính xác hơn và có thể tránh được tình trạng thừa hay thiếu thức ăn cho tôm. Ngoài việc dựa trên tiêu chuẩn đó còn phải quan sát thêm các yếu tố có thể ảnh hưởng khác như:

– Thời tiết: Khi thời tiết càng lạnh hoặc càng nóng sẽ làm tôm chậm ăn. Tôm chỉ ăn mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 280C đến 300C. Chúng ta có thể sử dụng máy đo nhiệt độ để có thể xác định được chính xác khối lượng thức ăn cho tôm hơn như Ebro-TLC-730, Ebro-TFH-6101

14

5.3 Tình hình dịch bệnh:

– Tôm thường bệnh do nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó có 2 yếu tố chính :

+ Các tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm như: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào…

+ Điều kiện môi trường.

15

Bệnh đường ruột: Tôm thường đi phân lỏng, phân sệt. Nguyên nhân do môi trường nước bị ô nhiễm độc các loại tảo có hại sinh trưởng tôm ăn phải và mắc bệnh. Riêng bệnh phân trắng là do yếu tố môi trường thay đổi đột ngột làm tôm không thích ứng kịp. Kém ăn và tảo chết tôm ăn vào => tôm bị mắc bệnh.

– Bệnh đen mang: Trong mang tôm xuất hiện những vệt đen, nâu.  Nguyên nhân là do đáy ao bị ô nhiễm, nồng độ PH trong ao thấp có nhiều ion kim loại Fe+ .

5.5 Các biện pháp khắc phục dịch bệnh:

– Để khắc phục chúng ta nên ngăn ngừa bằng những biện pháp sau:

+ Giai đoạn đầu cần xử lí ao hồ nuôi thật kỹ. Tránh nguồn nước bị ô nhiễm và mang mầm bệnh.

+ Chọn con giống thích hợp không mang mầm bệnh có khả năng chống chịu cao.

+ Trong quá trình nuôi cần kiểm tra tình hình sức khỏe của tôm trong ao mỗi tuần 2 lần. Định kì kiểm tra độ mặn, PH, Oxi, chất độc hại có trong nước bằng các thiết bị tương ứng. Có thể sử dụng thiết bị ở https://tincay.com/ thiết bị được đảm bảo tiêu chuẩn đo có độ chính xác cao.

=> Qua bài viết này các bạn có thể hiểu khái quát thêm những đặt tính cũng như quá trình nuôi tôm và có những kỹ năng cơ bản để việc nuôi tôm đạt hiệu quả cao hơn. Chúc các bạn thành công.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo