HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐỂ PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN CÁ TRA

Bệnh là nguyên nhân gây thất thoát cá nuôi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng và dẫn đến kết quả không như mong muốn. Hiện nay, do quy định sử dụng kháng sinh trên cá (đặc biệt là cá xuất khẩu) rất khắt khe . Nên người nuôi hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh và đặc biệt không sử dụng thuốc, hóa chất trong danh mục cấm của Bộ Thủy Sản. Do đó, việc sử dụng phương pháp phòng, trị bệnh bằng chế phẩm sinh học trở nên cần thiết và phổ biến hơn hết

ca nuo bang vi sinh

Trên loài cá da trơn: cá basa, cá tra,… bênh thường gặp nhất là bệnh mủ gan (bệnh đốm trắng trên gan, thận). Mức độ nhẹ: Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi nhưng khi mổ ra thì gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ).

Ở mức độ nặng: Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào lộn và xoay tròn. Một số cá xuất huyết tất cả các vi hoặc xuất huyết toàn thân. Có khi cá xuất huyết trầm trọng, khi nhấc lên khỏi mặt nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá. Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều bệch lớn, nhỏ trên da. Số lượng cá chết hằng ngày khá cao và tỷ lệ tăng dần.

Sử dụng chế phẩm sinh học cho ăn để ngăn ngừa và ức chế vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ

⊕ TRONG THỨC ĂN 

*** Sử dụng Men tiêu hóa – Bio TC1 (hỗ trợ tiêu hóa thức ăn):

Δ Cá khỏe: Trộn đều 1L men vào 500 – 1000kg thức ăn

Δ Cá bệnh: Trộn đều 1L men vào 200kg thức ăn

ca basa nuoi

– Bà con nên trộn đều men tiêu hóa vào thức ăn và để thức ăn trong khoảng 15-20 phút để con men bám vào viên thức ăn. Khi cho ăn, bà con tiến hành rải đều thức ăn trên khắp mặt ao để toàn bộ cá trong ao đều ăn được thức ăn có chứa chế phẩm.

– Để tăng hiệu quả phòng và trị bệnh gan thận mủ, bà con nên phối hợp thêm nhóm chế phẩm BIO-TC4 (RHODO-POWER) và BIO-TC7. Bà con trộn chung BIO-TC1, BIO-TC4 và BIO-TC7 cho ăn chung hoặc ăn riêng theo các cữ ăn đều được.

*** Chế phẩm RHODO-POWER (BIO-TC4)

(Tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp đạm dễ tiêu và vitamin thiết yếu giúp tăng tỉ lệ sống cho cá nuôi)

Δ Cá khỏe: Trộn đều 1L men vào 500 – 1000kg thức ăn

Δ Cá bệnh: Trộn đều 1L men vào 200kg thức ăn

ket hop vi sinh trong thuc an cho ca

Bà con nên trộn đều men tiêu hóa vào thức ăn và để thức ăn trong khoảng 15-20 phút để con men bám vào viên thức ăn. Khi cho ăn, bà con tiến hành rải đểu thức ăn trên khắp mặt ao để toàn bộ cá trong ao đều ăn được thức ăn có chứa chế phẩm.

*** Chế phẩm BIO-GM

(Sử dụng nhóm vi khuẩn sinh chất kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ. Giúp cá nuôi mau hết bệnh và khỏe mạnh)

Δ Cá khỏe: Trộn đều 1L men vào 500 – 1000kg thức ăn

Δ Cá bệnh: Trộn đều 1L men vào 200kg thức ăn

su dung vi sinh trong nuoi ca

Bà con nên trộn đều men tiêu hóa vào thức ăn và để thức ăn trong khoảng 15-20 phút để con men bám vào viên thức ăn. Khi cho ăn, bà con tiến hành rải đều thức ăn trên khắp mặt ao để toàn bộ cá trong ao đều ăn được thức ăn có chứa chế phẩm.

⊕ TRONG NƯỚC AO NUÔI

*** Trong trường hợp bệnh gan mủ xảy ra . Theo kinh nghiệm, giá thành sử dụng vi sinh để ức chế bênh gan mủ, thì giá điều trị chỉ bằng 50% so với việc dùng kháng sinh

* Lưu ý: Không thay nước trong lúc bệnh xảy ra

Ngày 1:

Buổi sáng ngày 1:

  • Pha 3L BIO-GM (gốc) + 3L BIO-TC4 với nước sạch, tạt đều cho 3000m3 nước,

Buổi trưa ngày 1:

  • Cho ăn men tiêu hóa BIO-TC1: 1L/200kg thức ăn (Lưu ý: Tỉ lệ thức ăn là 0,7-1% tính theo tổng trọng lượng cá ở trong ao. Sử dụng viên thức ăn càng nhỏ càng tốt, để lượng men phân bố đều cho tổng đàn cá)

xuat ban ca tra

Buổi chiều ngày 1:

  • Sử dụng 50kg muối cho 10,000m3 nước, pha chung với iodine (theo liều khuyến cáo)

Ngày 2:

Buổi sáng ngày 2:

  • Pha 3L BIO-GM (gốc) + 3L BIO-TC4 với nước sạch, tạt đều cho 3000m3 nước,

Buổi trưa ngày 2:

  • Cho ăn men tiêu hóa BIO-TC1: 1L/200kg thức ăn (Lưu ý: Tỉ lệ thức ăn là 0,7-1% tính theo tổng trọng lượng cá ở trong ao. Sử dụng viên thức ăn càng nhỏ càng tốt, để lượng men phân bố đều cho tổng đàn cá)

Buổi chiều ngày 2:

  •  Sử dụng 50kg muối cho 10,000m3 nước, pha chung với iodine (theo liều khuyến cáo)

>>> Sang ngày thứ ba, cá bắt đầu giảm bệnh, bà con duy trì thêm 1 liều tương đương như 2 ngày đầu. Để kiểm soát môi trường tốt hơn hoặc bà con dùng liều thứ cấp

Ngày 3:

Tiến hành tạt EM thứ cấp  (liều lượng 1L/1000m3)  và Bio-TC3 thứ cấp ( liều dùng 1L/4000m3) để kiểm soát khí độc và hữu cơ dư thừa ở đáy ao nuôi.

Theo dõi tình hình bệnh cá để tiến hành sử dụng lặp lại liều xử lý hay cách 2-5 ngày tạt chế phẩm EM thứ cấp, BIO-TC3, BIO-GM thứ cấp, RHODO-POWER . Kết hợp với việc cho cá ăn hàng ngày chế phẩm để đạt hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí.

  • Trường hợp ao cá đang nuôi tiến hành tạt chế phẩm:

+  EM thứ cấp: Kiểm soát tảo và xử lý chất hữu cơ dư thừa: 1L/1000-2000m3 nước

+ BIO-TC3: xử lý khí độc NH3, NO2, chất hữu cơ ở đáy ao 1L/4000m3 nước

+ RHODO-POWER: Cân bằng màu nước, xử lý H2S, NO2

  • Trường hợp ao cá có nhiều phèn, khó gây màu nước và cá đang bị bệnh gan mủ tiến, hành tạt chế phẩm gốc

+ Buổi sáng: 8-10h: Sử dụng chế phẩm RHODO-POWER ( 1L/ 2.000 m3) + BIO-GM ( 1L/ 2.000 m3) + thức ăn bột (4-8kg/40.000m3). Phối trộn đều, ủ 16 -18 tiếng, tạt đều khắp ao. Liên tục 3 ngày

+ Buổi chiều: Sử dụng iodine nguyên liệu ( 1kg/ 10.000 m3) hay theo hướng dẫn  trên sản phẩm. Tạt đều khắp ao, liên tục 3 ngày

xu ly nuoc ao nuoi ca

Theo dõi tình hình môi trường nước để tiến hành sử dụng lập lại liều xử lý hay kéo dãn ngày dùng chế phẩm theo gợi ý sau: RHODO-POWER ( 1L/ 4.000 m3) + BIO-GM thứ cấp ( 1L/ 2.000 m3) + thức ăn bột (2-4kg/40.000m3). Phối trộn đều, ủ 16 -18 tiếng, tạt đều khắp ao kết hợp với việc cho cá ăn men tiêu hóa hàng ngày để đạt hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí.

* Lưu ý khi thay nước  phải giữ thuốc trong ao từ 6 đến 10 tiếng.

Mọi thông tin cần giải đáp bà con vui lòng liên hệ vào số hotline: 0903 908 671 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo