Xăng dầu từ lâu đã là một tài nguyên sử dụng hàng ngày không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ngày nay khi nhiều trạm xăng, trạm nhiên liệu mọc lên ngày càng nhiều chứng tỏ nhu cầu sử dụng xăng của chúng ta ngày một cao. Chính vì thế, công tác kiểm tra chất lượng xăng hoặc dung tích xăng khi chúng ta mua về sử dụng là một nhu cầu tất yếu không chỉ với người tiêu dùng mà còn đồi với những quản lý trực tiếp của cây xăng.
Hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý đọc giả và khách hàng thân thiết những công dụng của thuốc cắt xăng và thước đo dầu để giúp tiến hành kiểm tra xăng dầu trước khi nhập vào bể hoặc kiểm tra dung lượng có được sau khi mua về.
I. Đối với các trạm xăng dầu
– Việc kiểm tra số lượng và chất lượng trong mỗi lần nhận xăng từ xe bồn hoặc từ bể chứa là điều quan trọng bắt buộc phải thực hiện của mỗi trạm xăng nhằm tránh tình trạng hao hụt, thất thoát đáng kể của loại nhiên liệu thông dụng này.
– Phương châm “nhận đủ trả đủ bơm khô vét sạch” là điều mà mỗi trạm xăng thường ứng dụng khi nhận xăng từ phương tiện chuyên chở chuyển vào bể chứa. Do đó, để thực hiện được phương châm này sẽ cần dùng đến những loại dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng để thực hiện, phổ biến là thước đo mực nước có quả dọi, thuốc cắt xăng và thuốc thử nước (thuốc cắt nước).
Trước hết, khi tiến hành nhận xăng chúng ta thường kiểm tra thể tích còn lại của bể chứa để biết chính xác thể tích của bề còn lại bao nhiêu. Thông thường để làm điều này người thực hiện thường dùng thước đo chuyên dụng có quả dọi theo đúng tiêu chuẩn đảm bảo sai số cho phép 0.1% ngoài ra còn dùng kèm thuốc cắt xăng và thuốc thử nước.
– Hiện nay, có hai loại thước đo dầu phổ biến trên thị trường là Nihon Doki (Nhật) và Richter (Đức) nhưng đối với Richter hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều hàng nhái có xuất xứ không rõ ràng và chất lượng không đảm bảo, mà lại rất khó phân biệt với hàng thật chi phí lại cao, do đó chúng tôi khuyên dùng thước đo Nihon Doki với xuất xứ từ Nhật với chất lượng tuyệt đối tuân thủ theo các tiêu chuẩn hàng đầu của Nhật.
– Tiến hành đo: Mở nắp lỗ đo bể (đứng trước chiều gió) thả quả dọi vào bể theo đúng vị trí đo và hoàn toàn thẳng đứng. Đo chiều sâu của bể và chiều cao mức chưa xăng dầu sau đó lau sạch thước. Trong quá trình đo bôi một lớp mỏng thuốc cắt xăng dầu và thuốc thử nước lên thước, thả thước từ từ xuống bể chứa khi cách đáy khoảng 25 cm thì dừng lại giây lát cho mặt xăng dầu ổn định rồi mới tiếp tục thả thước nhẹ nhàng và từ từ cho đến khi chạm đáy sau đó kéo thước lên và đọc kết quả.
Lưu ý ở bước này, quan trọng là chất lượng thuốc cắt xăng và thuốc thử nước vì nó cho ta biết được mực xăng trong bể bao nhiêu sau khi tương tác bằng thước đo dầu. Các loại thuốc thông thường sau khi cho thước dây xuống bể phải đợi 1 khoảng thời gian đề thuốc tương tác với xăng/nước và xảy ra phản ứng đổi màu để chúng ta quan sát đánh giá bằng mắt, nếu thuốc đổi màu mờ nhạt hoặc tương tác lâu sẽ gây nhiều vấn đề rắc rối khi tính thể tích thực.
– Do đó, chúng tôi khuyên dùng Thuốc cắt xăng và thuốc thử nước Kolor Kut của Mỹ với chất lượng tốt, phảnh ứng ngay khi vừa tiếp xúc với nhiên liệu, không gây ảnh hưởng đến chất lượng xăng dầu, màu sắc sau phản ứng rõ dễ đọc quan trọng là không có ngày hết hạn, sản phẩm sẽ luôn dùng tốt nếu bảo quản đúng cách.
– Từ kết quả đo được chúng ta có thể xác định được thể tích trong bể với công thức sau:
Chiều cao của bể (tra barem) sẽ ra thể tích của bể ký hiệu: V(chung)
Chiều cao của nước (tra barem) sẽ ra thể tích của xăng còn trong bể ký hiệu: V(xăng)
Vậy thể tích còn trống trong bể sẽ bằng V(chung) – V(xăng). Sau khi đã xác định được thể tích còn trong bể chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát được lượng xăng nhập vào bể và đối chiếu với lượng xăng mua vào.
* Đối với thuốc thử nước: Trong quá trình trữ xăng trong bể sẽ có một vài nguyên nhân khách quan mà trong bể xăng có lẫn nước chẳng hạn như nước mưa thẩm thấu, quá trình súc rửa bể, đường ống chưa sạch còn đọng nước… Với thuốc thử nước sẽ cho chúng ta biết được chính xác khối lượng nước trong bể là bao nhiêu để tiến hành hút vét nước ra khỏi bể/bồn chứa bằng các loại bơm chìm chuyên dụng mà không gây thất thoát nhiên liệu.
II. Đối với người tiêu dùng
– Với tính trạng xăng pha nước, xăng lẫn tạp chất, bơm xăng thiếu, gian lận khi bơm xăng là vấn đề mà người tiêu dùng nào cũng hoang mang khi đến trạm xăng. Để kiếm soát được điều này chúng tôi sẽ giới thiệu đến khách hàng một vài cách thông dụng với sự hỗ trợ của thuốc thử nước và thuốc thử xăng Kolor Kut, giá thành của hai loại thuốc thử này không quá mắc nên ai cũng có thể tự trang bị cho mình 1 hộp.
– Đầu tiên, để thử xem xăng có bị pha trộn với nước hay không chúng ta dùng một que dài hoặc 1 cây thước (bằng gỗ/kim loại) bôi một lớp mỏng thuốc thử nước, sau đó nhúng vào bình chứa xăng cho đến khi chạm đáy. Vì xăng nhẹ hơn nước nên phần nước (nếu có) sẽ nằm dưới cùng của bình chứa. Lúc nay sau khi nhúng thước chãm đáy chúng ta lôi lên và xem phản ứng của thuốc thử nếu phần thuốc chuyển từ màu nâu vàng sang màu đỏ thì phần màu đỏ chính là phần nước bị lắng xuống đáy của bình chứa.
Quý khách có nhu cầu mua sản phẩm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535- 090 288 2247 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com.
Bài viết liên quan
Nhận Biết Nhanh Thực Phẩm An Toàn Như Thế Nào?
Nhận Biết Nhanh Thực Phẩm An Toàn Như Thế Nào? Giới thiệu nhận biết nhanh [...]
Th12
Kiểm Tra Nhanh Phẩm Màu Trong Thực Phẩm Dịp Tết
Kiểm Tra Nhanh Phẩm Màu Trong Thực Phẩm Dịp Tết Tết Nguyên Đán ở Việt [...]
Th12
Đo Nhiệt Độ Sản Phẩm Đông Lạnh
Đo Nhiệt Độ Sản Phẩm Đông Lạnh Cách đây vài chục năm, khi điều kiện [...]
Th6
Cơ Chế Hình Thành Và Biện Pháp Phòng Bệnh Đốm Đen Trên Tôm Nuôi
Cơ Chế Hình Thành Và Biện Pháp Phòng Bệnh Đốm Đen Trên Tôm Nuôi Hiện [...]
Th6
Kết Hợp Chế Phẩm Sinh Học Để Xử Lý Ô Nhiễm Trong Ao Cá Tra Giống
Kết Hợp Chế Phẩm Sinh Học Để Xử Lý Ô Nhiễm Trong Ao Cá Tra [...]
Th6
Sự Ảnh Hưởng Của Xâm Nhập Mặn Trong Nuôi Tôm
Sự Ảnh Hưởng Của Xâm Nhập Mặn Trong Nuôi Tôm Hiện nay, vấn đề hạn [...]
Th5