Cách Xử Lý Nước Thải Ngành Xi Mạ

Chắc hẳn mọi chị em phụ nữ đều thích trang sức. Đặc biệt là các mẫu mã của hãng chuyên sản xuất nữ trang bởi chúng được làm rất tinh xảo và bắt mắt hút hồn chị em ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tại sao lại như vậy? Vì các hãng này sử dụng công nghệ xi mạ thay vì gia công thủ công. Không chỉ trang sức mà phương pháp xi mạ được dùng trong nhiều ngành chế tạo vật dụng thông thường. Tuy nhiên lợi ích là vậy nhưng nước thải của ngành này nếu không được xử lý là cả một mối nguy rất lớn đang đe dọa đến môi trường. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề cách xử lý nước thải ngành xi mạ này nhé!

Sản phẩm của quá trình xi mạ rất tinh xảo và bắt mắt
Sản phẩm của quá trình xi mạ rất tinh xảo và bắt mắt

Giới thiệu về ngành xi mạ:

Xi Mạ là một lớp mỏng của kim loại được phủ thêm vào bên ngoài của một vật liệu. Nó là một là quá trình điện hóa kết tủa kim loại lên bề mặt nền, tạo một lớp phủ có những tính chất cơ lý hóa bền để bảo vệ vật liệu khỏi những tác nhân gây ăn mòn hoặc làm sản phẩm có tính thẩm mỹ hơn và được thực hiện trong bể mạ điện.

Xi mạ được sử dụng để:

  • Trang trí đồ vật, làm trang sức.
  • Giảm sự ăn mòn kim loại (mạ bảo vệ vật liệu).
  • Giảm ma sát
  • Cải thiện độ bám dính sơn
  • Cải thiện độ phản xạ hồng ngoại

Có hai loại mạ:

  • Điện tranh — Một kim loại ion được cung cấp với các điện tử để tạo thành một lớp phủ không ion trên bề mặt. Một hệ thống chung bao gồm một giải pháp hóa học có dạng ion của kim loại, một cực dương và cực âm, nơi các điện tử được cung cấp để sản xuất một màng kim loại không ion.
  • Mạ điện — Tham gia một số phản ứng đồng thời trong dung dịch nước, xảy ra mà không cần sử dụng điện năng bên ngoài. Mạ Niken là phương pháp mạ điện thông dụng thường được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, chống ăn mòn và điện tử.

Mạ điện (mạ niken) là phương pháp hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Vì được thực hiện trong bể nên quá trình này sẽ phát sinh nước thải.

Nước thải ngành xi mạ - nguồn internet
Nước thải ngành xi mạ – nguồn internet

Thành phần đặc tính nước thải?

Nước thải xi mạ luôn chứa thành phần là các kim loại nặng đặc biệt là niken, kẽm, chì, thủy ngân,…Các kim loại này nếu quá trình sản xuất cần thu hồi sẽ dùng hóa chất EDTA để cô lập trong dung dịch và tái sử dụng trong quá trình. Nếu không tận dụng được thì bắt buộc phải tách các thành phần này ra khỏi nước thải nếu không thì khi xả thải thì cực kỳ nguy hại tới môi trường.

Bể mạ màu trong nhà máy sản xuất tôn kẽm
Bể mạ màu trong nhà máy sản xuất tôn kẽm
Tác hại của kim loại nặng mọi người có thể tìm hiểu ở link dưới đây: https://tincay.com/kim-loai-nang-tac-hai-va-cach-xu-ly/

Nước thải của bể xi mạ thường có 2 dòng khác nhau:

  • Dòng 1: Nước thải xyanua (CN) phát thải từ công đoạn mạ xyanua.
  • Dòng 2: Nước thải mang tính axit, thải ra từ các công đoạn mạ có sử dụng axit H2SO4.

Thông thường nếu một nhà máy có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng sẽ phát sinh một loại nước thải khác nhau thì các dòng nước thải này được thu gom về bể điều hòa. Sau đó, được đồng nhất đặc tính và đưa vào một hệ thống xử lý duy nhất. Tuy nhiên, riêng với ngành xi mạ thì không. Với đặc thù lượng nước thải không nhiều và được thải ra gián đoạn không liên tục. Đặc tính mỗi loại nước thải là khác biệt nhau cần xử lý bằng phương pháp riêng. Chính vì vậy, loại nước thải này sẽ được thu gom xử lý riêng từng công đoạn mà không cần bể điều hòa.

Hệ thống xử lý bao gồm bồn khuấy trộn phản ứng và một bồn lọc kết hợp để xử lý cả 2 dòng nước thải.

Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải ngành xi mạ
Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải ngành xi mạ

Nước thải Cyanua từ hồ thu gom được bơm lên bồn phản ứng và châm javel, NaOH vào bồn phản ứng để nâng pH lên 9-10. Phản ứng được thực hiện trong vòng 1-1,5h. Sau đó, nước thải axit được bơm lên bồn phản ứng để kết hợp với nước đã được xử lý bậc 1 giảm pH về khoảng 8 khuấy đều. Hỗn hợp này sẽ được cho lắng 1 giờ và châm thêm NaOH để nâng pH lên khoảng 11 để kết tủa hoàn toàn kim loại nặng. Cuối cùng lại thêm nước axit vào để đưa pH về 6 9 cặn lắng được dẫn qua bể lắng để tách loại bùn lắng ra khỏi nước. Bùn này sau đó sẽ đc xử lý tiếp.

Nước thải ngành xi mạ
Hố thu gom của một đơn vị sản xuất xi mạ vỏ lon
Nước thải ngành xi mạ
Bể lắng được ứng dụng trong xử lý nước thải ngành xi mạ công xuất nhỏ

Nước thải Xyanua được xử lý bằng phương pháp oxy hóa với tác chất là javel để khử Xyanua sau đó mới được gom xử lý chung với với nước thải axit bằng cách trung hòa – kết tủa kim loại nặng.

Quá trình oxy hóa Cyanua bằng clo hoạt tính – nước javel:

Bể phản ứng trong hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ
Bể phản ứng trong hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ

Trên đây là một số chia sẻ của Tin Cậy về nước thải ngành xi mạ cũng như hướng xử lý chung của nước thải xi mạ. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các vật tư xử lý nước thải:

Hóa chất – EDTA

EDTA (Ethylendiamin Tetraacetic Acid) dùng để cô lập các ion kim loại, làm cho các ion này không tác dụng được với các hợp chất khác. EDTA còn dùng cho các trường hợp bị nhiễm độc chì, thủy ngân ở người; cô lập canxi, magiê trong nước cứng.

Tên viết tắt: EDTA Na2

Hãng sản xuất: Akzo Nobel – Hà Lan

Xuất xứ: Trung Quốc.

Xút – NaOH do Tin Cậy cung cấp
Xút – NaOH do Tin Cậy cung cấp
Xút dạng hạt nồng độ 99% do Tin Cậy cung cấp.
Xút dạng hạt nồng độ 99% do Tin Cậy cung cấp.

Mọi thắc mắc về “Cách xử lý nước thải ngành xi mạ”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; nguyenle@tincay.com; tincaygroup@gmail.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo