Các Chỉ Tiêu Nước Thải Cần Kiểm Soát Trong Quá Trình Xử Lý

Nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên hiện nay, việc ô nhiễm nước ảnh hưởng không nhỏ đến con người và xã hội. Từ đó việc xử lý nước thải sau sinh hoạt và sản xuất ngày một cần thiết hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tin Cậy xin chia sẻ đến mọi người vấn đề “Các chỉ tiêu cần kiểm soát trong quá trình xử lý nước thải’.

Nước thải là gì?

Nước thải có thể được hiểu là nước đã trải qua quá trình sử dụng của con người. Quá trình đó có thể là trong sinh hoạt hằng ngày như: ăn uống, vệ sinh cá nhân,…Hay có thể là quá trình sản xuất tại các nhà máy, phân xưởng để làm ra sản phẩm phục vụ đời sống con người. Sau khi trải qua các quá trình đó, nước sạch ban đầu sẽ bị nhiễm bẩn thêm các chất mới làm thay đổi tính chất ban đầu của nước, làm cho nước có màu, mùi khó chịu và không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nữa. Đặc biệt là nước thải sau quá trình sản xuất có thể chứa các kim loại nặng rất độc hại.

Các chỉ tiêu nước thải cần kiểm soát
Các chỉ tiêu nước thải cần kiểm soát

Các chỉ tiêu cần được kiểm soát trong xử lý nước thải

Chỉ tiêu hóa sinh:

  • DO: là lượng oxy hòa tan trong nước thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước khoảng 8-10 ppm và dao động phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo,…DO rất cần thiết cho sự sống của các vi sinh vật trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thải thấp, nghĩa là nước không đảm bảo chất lượng. Khi DO giảm thấp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thủy sinh, thậm chí có thể làm biến mất hoặc gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột.
  • COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học): là lượng oxy cần thiết để thực hiện oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước, bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ. COD trong nước có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là nước thải, nó giúp đánh giá nhu cầu oxy hóa trong nước, giám sát chất lượng nước thải.
  • BOD (Biochemical Oxygen Demand-BOD): là nhu cầu oxy sinh hóa hay hiểu là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện hiếu khí, các vi sinh vật này sử dụng oxy hòa tan trong nước. Có nhiều chỉ tiêu BOD được xác định như: BOD20 (xác định trong 20 ngày), BODtp (xác định BOD toàn phần), BOD5 (xác định trong 5 ngày), để nhanh chóng người ta hay sử dụng BOD5 chính là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa hết hợp chất hữu cơ trong nước gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày đầu ở nhiệt độ 20ºC trong buồng tối để tránh ảnh hưởng các quá trình quang hợp.
Các thành phần của nước thải: BOD, COD, TSS - Các chỉ tiêu của nước thải cần kiểm soát
Các thành phần của nước thải: BOD, COD, TSS – Các chỉ tiêu nước thải cần kiểm soát
  • pH: pH là một chỉ số rất quan trọng và cần thiết trong môi trường, đặc biệt là trong môi trường nước thải. pH là đại lượng đặc trưng để thể hiện tính acid hoặc kiềm của nước thải. Độ pH có liên quan đến sự ăn mòn, hòa tan hay ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước. Nếu độ pH trong nước thải quá cao hay quá thấp đều không tốt.
  • TSS: được hiểu là tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải. Thành phần tổng rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải nếu cao sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Cũng như nó sẽ chứa nhiều chất thải công nghiệp, rác thải gây ô nhiễm nguồn nước. Đo tổng rắn lơ lửng (TSS) trong quá trình xử lý nước thải giúp đánh giá được thực trạng nước thải từ đó có hướng xử lý phù hợp làm giảm hàm lượng TSS trong nước.

Chỉ tiêu vật lý:

  • Nhiệt độ của nước thải: Nhiệt độ của nước thải chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và điều kiện làm việc. Nó phụ thuộc nhiều vào quá trình sản xuất và đặc tính của ngành đó. Nước thải có nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử lý của hệ thống. Đặc biệt là bể Aerotank (bể vi sinh) vì nhiệt độ cao sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh thậm chí gây chết làm giảm mật độ của vi sinh.
  • Màu sắc của nước thải: Màu sắc cũng tương tự như nhiệt độ chịu ảnh hưởng chủ yếu do quá trình sản xuất và đặc tính của ngành đó. Màu chủ yếu do các ion kim loại nặng hoặc các hợp chất màu hữu cơ, chất hoạt động bề mặt trong quá trình sản xuất gây ra. Màu của nước thải sẽ gây biến đổi màu sắc của nguồn tiếp tiếp nhận nước thải nếu không được xử lý. Từ đó làm mất mỹ quan của nguồn tiếp nhận là các ao, hồ, sông, suối.
Nước thải có màu nâu đục, nhiều cặn lơ lửng, mùi hôi - Các chỉ tiêu nước thải cần kiểm soát
Nước thải có màu nâu đục, nhiều cặn lơ lửng, mùi hôi – Các chỉ tiêu nước thải cần kiểm soát
  • Độ đục của nước thải: Nước đục là do các hạt lơ lửng có trong nước. các hạt lơ lửng này có thể phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc sinh ra từ sự phân hủy các chất hữu cơ. Nước càng đục thì khả năng dẫn truyền ánh sáng kém làm giảm khả năng hấp thụ và quang hợp của các VSV tự dưỡng. Độ đục càng cao nước ô nhiễm càng nặng.
  • Mùi vị của nước thải: Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị. Khi nước có mùi vị tức là nước đã bị ô nhiễm. Mùi vị của nước thải phần nào đánh giá được mức độ ô nhiễm và xác định được nguyên nhân nguồn gây ra ô nhiễm nước. Mùi của nước thải cũng rất đa dạng và phụ thuộc vào quá trình phát sinh ra nước thải.

Vậy làm sao để đo được các chỉ tiêu trên?

Công ty Tin Cậy chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị hỗ trợ giám sát quá trình xử lý nước thải đến từ các hãng nổi tiếng được tin dùng nhất hiện nay. Hôm nay, Tin Cậy sẽ giới thiệu đến mọi người các loại máy dùng để đo và kiểm soát các chỉ tiêu kể trên.

1. Máy đo DO: Máy Đo DO/Nhiệt Độ

Hãng Sản Xuất: Hanna Instruments – Rumani

Model: HI98193/10 (Dây Cáp Điện Cực 10m)

  • Thang đo DO: 0.00 đến 50.00 ppm (mg/L); 0.0 đến 600.0% độ bão hòa
  • Độ phân giải DO: 0.01 ppm (mg/L); 0.1% độ bão hòa
  • Độ chính xác DO: ±1.5% giá trị ±1 chữ số
Máy đo DO, nhiệt độ HI98193/10 - Các chỉ tiêu nước thải cần kiểm soát
Máy đo DO, nhiệt độ HI98193/10 – Các chỉ tiêu nước thải cần kiểm soát

2. Máy đo COD: Máy Quang Phổ Đo COD Và Đa Chỉ Tiêu Trong Nước Thải HI83314

Máy Quang Phổ Đo COD Và Đa Chỉ Tiêu Nước Thải HI83314
Máy Quang Phổ Đo COD Và Đa Chỉ Tiêu Nước Thải HI83314

Ngoài việc đo COD với 3 thang thấp – trung – cao, máy còn đo được các chỉ tiêu khác như: pH, Amoni, Clo dư, Nitrat, Photpho,…với mỗi chỉ tiêu cần mua loại thuốc thử riêng mới mỗi chỉ tiêu đó.

3. Máy đo TSS: Trọn Bộ Đo TSS – Kiểm Tra Vi Sinh

Bộ bao gồm bơm chân không, phễu, lọc và bình thủy tinh

Máy đo TSS: Trọn Bộ Đo TSS – Kiểm Tra Vi Sinh
Máy đo TSS: Trọn Bộ Đo TSS – Kiểm Tra Vi Sinh

Ứng dụng Trọn bộ đo TSS

  • Lọc chất rắn lơ lửng trong đô thị , trên bề mặt, mặt đất và nước uống
  • Kiểm tra Vi sinh trong thực phẩm, dược phẩm, nước giải khát các ngành công nghiệp
  • Lọc cho mẫu dung dịch nước

4. Các loại máy đo pH cầm tay và để bàn giúp xác định nhanh pH của nước thải

Bút đo cầm tay HI98107 của Hanna
Bút đo cầm tay HI98107 của Hanna

5. Máy đo pH để bàn S220K của hãng Mettler Toledo

Máy đo pH để bàn S220K
Máy đo pH để bàn S220K

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp nhiều dòng máy khác với đa dạng chủng loại mẫu mã và giá hợp lý. Bên cạnh đó, Tin Cậy còn cung cấp dịch vụ sửa chữa trang thiết bị, máy móc với đội ngũ kỹ thuật lành nghề giúp Quý khách giải quyết nhanh chóng vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng máy.


Mọi thắc mắc về “Các chỉ tiêu nước thải cần kiểm soát trong quá trình xử lý”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 35350933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo