Xã hội ngày càng phát triển, đi kèm với đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp. Trong đó phải kể đến là ngành công nghiệp hóa chất. Song song với sự phát triển này là những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cả khâu sản xuất và sử dụng. Hôm nay, Tin Cậy xin chia sẻ đến mọi người về vấn đề “an toàn trong sử dụng hóa chất và cách sơ cứu kịp thời khi bị bỏng hóa chất”.

Tại sao phải làm việc an toàn khi tiếp xúc với hóa chất?

AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG HÓA CHẤT

Làm việc với hóa chất dù là trực tiếp hay gián tiếp đều khó tránh khỏi những nguy hiểm. Hóa chất có thể ảnh hưởng lên cơ thể con người một cách từ từ hằng ngày. Đến một lúc lượng độc tố tích tụ trong cơ thê vượt quá giới hạn tự đào thải, khi đó ảnh hưởng sẽ được biểu hiện bằng các bệnh mạn tính. Một hình thức tác động khác của hóa chất lên cơ thể người là hóa chất độc hại bắn thẳng mắt, da gây bỏng rát tại bề mặt tiếp xúc.

Chính vì lý do trên người lao động khi tiếp xúc với hóa chất cần tuân thủ các biện pháp an toàn lao động, tránh không để cho hóa chất bắn thẳng vào người đặc biệt là da và mắt.

Các cấp độ do bỏng hóa chất gây ra:

Dựa vào mức độ độ tổn thương và độ sâu của vết thương mà bỏng do hóa chất được chia thành 3 cấp độ:

Cấp độ 1: bỏng bề mặt –  bỏng nông, đây là tình trạng hóa chất gây tổn thương lớp da trên cùng, lớp biểu bì

Cấp độ 2: bỏng dày cục bộ – là tình trạng mà hóa chất ăn sâu gây tổn thương đến lớp da thứ 2, lớp hạ bì

Cấp độ 3: bỏng dày toàn bộ – ở mức độ này hóa chất đã ăn mòn đến lớp mô dưới da

Tùy vào tình trạng tổn thương cụ thể mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp như: dùng kháng sinh, ghép và da,..

Một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn trong sử dụng hóa chất:

– Mặc đồ bảo hộ khi làm việc với hóa chất (quần áo bảo hộ, găng tay, kính, khẩu trang, mặt nạ phòng độc,…)

– Lưu trữ tất cả nguyên vật liệu một cách thích hợp, tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây cháy nổ và lưu trữ trong khu vực khô, thông thoáng, mát mẻ.

– Đọc kỹ nhãn mác và bảng hướng dẫn an toàn hóa chất (MSDS) trước khi sử dụng

– Chỉ sử dụng vật liệu đúng mục đích của nó

– Không được ăn uống khi đang làm việc với hóa chất.

Các bước sơ cứu nạn nhân khi bị bỏng hóa chất:

Mỗi loại hóa chất khi xuất xưởng, nhà sản xuất hay nhà phân phối đều phải dán bảng hướng dẫn an toàn hóa chất đi kèm (MSDS). Trong bảng MSDS của hóa chất sẽ nêu rõ thành phần của hóa chất và hướng dẫn các thao tác an toàn khi tiếp xúc với hóa chất. Do đó, trước khi làm việc với bất cứ một loại hóa chất nào, cần tìm bản MSDS đi kèm, đọc thật kỹ và làm theo hướng dẫn an toàn. MSDS ngoài hướng dẫn an toàn khi tiếp xúc ra còn có các biện pháp sơ cứu khi có sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, có một số trường hợp dù đã áp dụng biện pháp an toàn trong sử dụng hóa chất thì sự cố không may vẫn có thể xảy ra. Nó gây tổn thương trực tiếp đến người làm việc, khi đó các biện pháp sơ cứu là cần thiết ngay lập tức để giúp người bị nạn.

Dưới đây là các bước sơ cứu nạn nhân khi bị tai nạn hóa chất:

  1. Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng. Cởi bỏ quần áo, giày dép, hoặc các vật dụng trên cơ thể đã dính hóa chất
  2. Rửa sạch vùng da bị bỏng do hóa chất dưới vòi nước lạnh ít nhất 15-20 phút. Với các hóa chất dạng khô cần lau sạch hóa chất trước khi rửa bằng nước (vì có một số hóa chất dạng khô khi gặp nước sẽ hòa tan và phát sinh nhiệt gây bỏng). Đối với người sơ cứu trong trường hợp này cần mang găng tay và dụng cụ bảo hộ thích hợp để đảm bảo an toàn cho mình. Nếu hóa chất dính vào mắt phải rửa mắt liên tục ít nhất 20 phút dưới nước lạnh sau đó phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý thích hợp

AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG HÓA CHẤT

  1. Băng bó vết thương bằng vải sạch hoặc gạc vô trùng, tuyệt đối không dùng bông gòn. Chỉ cần quấn nhẹ nhàng không nên siết chặt tránh gây tổn thương thêm cho vết thương.
  2. Khi bị bỏng hóa chất, nhất là là axit và bazo, thường các loại hóa chất này sẽ hút nước trong cơ thể nạn nhân khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Do đó, cần bù nước và chất điện giải cho nạn nhân sau khi bị bỏng để bù lại nước cho cơ thể. Với trường hợp này cách tốt nhất là dùng muối NaHCO3 đắp vào vùng bị bỏng bởi axit. Muối này có tính chất lưỡng tính phản ứng trung hòa không sinh nhiệt sẽ giảm thiểu đau đớn cũng như mức độ tổn thương cho nạn nhân. Loại muối này được bán ở hầu hết các nhà thuốc với tên Nabica.
  3. Cuối cùng, sau khi sơ cứu xong cho nạn nhân nên đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp chữa trị kịp thời, dù viết thương là nặng hay nhẹ. Không nên chủ quan với các tai nạn liên quan đến hóa chất, có thể hiện tại cơ thể sẽ không phản ứng gì. Nhưng nếu không loại bỏ hết tác nhân thì nguy cơ hóa chất gây hại từ từ cho cơ thể và để lại hậu quả sau này là rất lớn.

Trên đây là một vài chia sẻ của Tin Cậy về an toàn trong sử dụng hóa chất cũng như cách sơ cứu nạn nhân khi xảy ra sự cố. Hi vọng với những chia sẻ này mọi người làm việc với hóa chất đúng cách và an toàn hơn tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Công ty Tin Cậy chúng tôi chuyên cung cấp các loại hóa chất, vật tư trong ngành xử lý môi trường. Sản phẩm do chúng tôi cung cấp đảm bảo hàng chất lượng, xuất xứ rõ ràng, giá cả cạnh tranh ổn định, phù hợp nhu cầu sử dụng thực tế của mỗi khách hàng.

Xút vảy NaOH:

hc3

Axit HCL 32%:

hc4

Chlorine của Nhật

hc5

Ngoài ra, Công ty Tin Cậy còn cung cấp những loại hóa chất xử lý nước khác như: hóa chất xử lý nước bể bơi, nước cấp sinh hoạt và các loại hóa chất phục vụ trong ngành công nghiệp khác.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM

MST: 03 10 94 16 49

Điện thoại: (028) 2253 3535          Mobile:  0903 908 671 – 0933 015 035

Email: tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo