Cơ Chế Diệt Khuẩn Của Chlorine

Trong nuôi trồng thủy sản hầu hết bà con đều biết đến Clo và tác dụng diệt khuẩn làm trong nước tuyệt vời của nó. Nhưng ít ai hiểu được cơ chế diệt khuẩn và cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu, bài viết này Tin Cậy sẽ mang đến cho bà con những thông tin hữu ích về cơ chế diệt khuẩn và cách sử dụng Chlorine.

Cảnh xử lý nước bằng Chlorine trong ao tôm - Cơ chế diệt khuẩn của Chlorine
Cảnh xử lý nước bằng Chlorine trong ao tôm – Cơ chế diệt khuẩn của Chlorine

Chlorine là gì?

Clo là tên viết tắt của Chlorine là thành phần trong các hợp chất phổ biến trên thị trường hiện nay như hypochlorite canxi (Ca(OCl)2) – dạng chlorine khan và Hypochlorite Natri (NaOCl) – dạng dung dịch. Các hóa chất Chlorine có thể tan trong nước và phản ứng Oxy hóa có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh

Cơ chế diệt khuẩn của Chlorine:

Dù tồn tại ở bất cứ dạng nào tinh thể hay hợp chất thì Clo luôn là một chất oxy hóa cực mạnh. Khi tác dụng với nước tạo thành hợp chất axit hypocloro, một chất có tính khử trùng cực mạnh.

Chlorine có thể tan trong nước và nó phản ứng để tạo ra HOCl và HCl, HOCl tiếp tục ion hoá tạo ra ion OCl:

Cl2+ H2O = HOCl + HCl

HOCl = OCl+ H+

  • Hai dạng Clo hay bán trên thì trường là Hypochlorite Canxi [Ca(OCl)2] và Hypochlorite Natri (NaOCl) hoà tan trong nước cũng tạo ra OCl–  có tính diệt khuẩn.
  • Cơ chế tác dụng của chlorine trong khử trùng là HOCl phản ứng với hệ enzyme oxy hóa glucose và các hoạt động trao đổi chất, kết quả gây chết tế bào. Cơ chế này gồm có 2 giai đoạn: Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến phá hủy tế bào. Phản ứng này có liên quan đến sự oxy hóa của HOCl đối với enzyme có chứa gốc HS. Đa số virus đều không có enzyme chứa gốc HSnên chlorine hầu như không có tác dụng diệt hay bất hoạt virus

Sử dụng Chlorine trong nuôi tôm:

 Vì clo có tính diệt khuẩn cao nên chỉ sử dụng trong khâu xử lý nước ao lắng để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho ao tôm được sạch khuẩn , ngoài ra có thể diệt cả khuẩn Vibrio gây phát sáng trên tôm.

Liều lượng sử dụng Chlorine trong thủy sản:

  • Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 – 200ppm, từ 100 – 200kg cho 1000 m3 nước trong  (30 phút)
  • Khử trùng đáy ao: 50 – 100ppm (50 -100kg/1000m3). Xử lý khi tôm, cá của vụ nuôi trước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
  • Khử trùng nước ao: 25 – 35ppm (25-35kg/1000m3) trong trường hợp sử dụng trực tiếp trong ao nuôi khi chưa có tôm nhưng khi sau xử lý thuốc tím và PAC thì liều dùng chlorin nên áp dụng linh hoạt từ 5-15 ppm (5-15kg/1000m3) tùy theo giai đoạn tuổi của tôm.
  • Một lưu ý để nhận biết Chlorine có hoạt lực tốt và đủ liều là sau khi sử dụng chlorine nước sẽ càng trong hơn sau xử lý. Trường hợp nước sau xử lý Chlorine nước bị đục đỏ thì nên xem lại quy trình xử lý và hàm lượng hữu cơ trong nước.
Pha Chlorine để xử lý nước nuôi tôm - Cơ chế diệt khuẩn của chlorine
Pha Chlorine để xử lý nước nuôi tôm – Cơ chế diệt khuẩn của chlorine

Chlorine thường được dùng xử lý nước trong thủy sản:

Hạn chế của Chlorine:

  • Khi dùng Chlorine có thể để lại dư lượng của khí Clo gây độc cho thủy sản vì thế bà con cần để ao 1-2 ngày là cho clo bay hơi hết rồi mới sử dụng.
  • Giảm tác dụng khi độ pH cao, đặc biệt là khi pH trên 8.
  • Không nên lạm dụng Chlorine trong diệt khuẩn vì khi diệt nhiều đáy ao tồn đọng clo khó gây màu nước ảnh hưởng vụ nuôi.
  • Diệt sạch khuẩn có lợi lẫn có hại khiến cho môi trường ao bị thay đổi vì vậy cần cấy lại lợi khuẩn sau khi diệt khuẩn bằng Clo.

Lưu ý khi sử dụng Chlorine trong xử lý ao nuôi thủy sản:

  1. Chỉ nên dùng Chlorine (Clo) để xử lý nguồn nước cấp (tức là dùng trong ao lắng hoặc ao nuôi chưa có tôm cá) vì dư lượng Clo sẽ gây độc cho cá, tôm nuôi và các loài thủy sinh vật. Nếu dùng trong ao nuôi thì phải dùng với liều lượng rất thấp được khuyên dùng bởi kỹ sư thủy sản có chuyên môn.
  2. Không nên sử dụng Clo khi nước ao giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ vì sẽ xảy ra phản ứng phụ sinh ra chất độc gây hại cho thủy sản và clo còn diệt hết cả vi sinh vật có lợi.
  3. Khi đã sử dụng Clo thì không được sử dụng các hóa chất diệt khuẩn khác như: BKC, formaline,…vì phổ diệt khuẩn của Clo rộng hơn 2 loại kia nên sử dụng thêm hầu như không có tác dụng.
  4. Không nên bón vôi trước khi sử dụng clo vì Clo sẽ bị giảm tác dụng khi độ pH cao. Clo tác dụng tốt nhất khi pH nhỏ hơn 6.
  5. Khi pha trộn clo nên có quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang vì mùi clo rất nồng và ảnh hưởng đến da nếu ta chạm vào.
  6. Khi pha clo nên cho Clo vào thùng phuy hay bể chứa có nước sẵn, tránh làm ngược lại vì đổ nước vào clo gây hiện tượng bắn nổ văng vào người nguy hiểm.
  7. Phổ diệt trùng của Clo rất rộng nên hầu như tất cả các loại vi khuẩn có lợi lẫn có hại đều bị tiêu diệt, dẫn đến đáy ao bị trơ và khó gây màu. Vì vậy, cần sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao sau khi sử dụng Clo 2-3 ngày.
  8. Đối với ao tôm, sau khi sử dụng Clo nên tiến hành chạy quạt mạnh để giảm hàm lượng Clo tồn dư và có thể sử dụng bộ test Clo Sera để kiểm tra hàm lượng Clo tồn dư .
Test Clo Sera - Kiểm tra nhanh Clorine trong nước
Test Clo Sera – Kiểm tra nhanh Clorine trong nước

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Test Clo Sera – Kiểm tra nhanh Clorine trong nước

Hướng dẫn sử dụng Chlorine để diệt khuẩn ao nuôi: 

Clo có tác dụng diệt khuẩn rất tốt nhưng bà con tránh lạm dụng vì hàm lượng clo tồn dư trong ao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến động vật nuôi như tôm, cá của mình ngoài ra còn gây tốn chi phí vì giá Chlorine loại tốt không rẻ. Nên sử dụng clo cho ao lắng và theo liều lượng hướng dẫn và sử dụng đúng lúc đúng mục đích.

Trên đây là một số chia sẻ về cơ chế diệt khuẩn của Chlorine, hy vọng mang đến cho Quý bà con những thông tin hữu ích!

Tin Cậy kính chúc bà con có những nuôi thành công!!!


Mọi thắc mắc về “Cơ chế diệt khuẩn của Chlorine”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 35350902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo