PHẦN 2: NUÔI CẤY HỆ VI SINH MỚI

Ở phần 1, chúng ta đã trải qua xong quá trình dọn vệ sinh, làm sạch các bể. Ngoài ra, còn bảo trì bảo dưỡng các công trình phụ trợ như hệ thống bơm, máy thổi khí và đường ống dẫn khí,…Sau khi đã vệ sinh xong chúng ta tiến hành nuôi cấy lại hệ vi sinh mới. Hành trình này là quan trọng và quyết định thành công của toàn bộ quá trình. Bây giờ cùng theo chân mình xem để nuôi cấy hệ vi sinh mới ta cần phải làm gì?

công nhân kiểm tra bể vi sinh

Công việc trong phần này tương đối nhẹ nhàng cho công nhân, không còn nặng nề như công đoạn nạo vét. Tất cả chỉ xoay quanh tại 2 bể vi sinh, công nhân xuống kiểm tra công trình phụ lần cuối trước khi cho nước vào để nuôi cấy vi sinh.

test nhanh các chỉ tiêu nước

Để có kế hoạch nuôi cấy tái khởi động hệ thống ta cần phải lấy mẫu nước đầu vào test nhanh các chỉ tiêu COD, Amoni, Nitrate, Nitrite để xác định được nồng độ ô nhiễm

chuẩn bị vi sinh cấy vào bể

Dựa vào kết quả test nhanh mẫu nước thì đơn vị quyết định sử dụng dòng vi sinh IND do Tin Cậy cung cấp để khởi động lại hệ thống.

kế hoạch bổ sung vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải

Công đoạn này đòi hỏi người vận hành phải có kế hoạch cụ thể và chi tiết. Sau khi có kết quả test mẫu nước thì dựa vào thể tích các bể vi sinh mà ta có liệu lượng vi sinh và mật rỉ cụ thể cho từng ngày và liên tục trong 30 ngày. Liều lượng này mọi người có thể tính theo bài viết trước đây của mình ở link sau nhé: https://tincay.com/su-dung-microbelift-ind-nhu-the-nao-cho-hop-ly/

sục khí bể vi sinh

Trước khi tiến hành thả vi sinh ta cho nước sạch vào bể, cho sục khí ít nhất 24h trước khi cho vi sinh lần đầu – mục đích là để tăng lượng oxy cung cấp cho vi sinh.

pha mật rỉ đường

Công nhân pha loãng mật rỉ vào trong xô với nước sau đó tạt đều khắp bể

tạt mật rỉ đường vào bể sinh học

Mật rỉ liều lượng 5-6kg/100m3 nước, khi cho vào nước sẽ chuyển dần sang màu vàng nâu để cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh.

Kiểm tra pH trước khi thả vi sinh

Kiểm tra pH trước khi thả vi sinh, pH tốt nhất là từ 7-8.

chuẩn bị vi sinh cho bể

Sau khi sục khí 24h tiếng bắt đầu cho vi sinh vào theo liều lượng từng ngày đã tính toán ở trên

vi sinh microbefit tai tao he thong vi sinh

Vi sinh IND được tin dùng để tái khởi động hệ thống

lắc đều trước khi mở nắp chai vi sinh

Lắc đều chai vi sinh IND trước khi mở nắp sử dụng

tạt vi sinh để nuôi cấy hệ vi sinh mới cho bể

Tạt vi sinh đều khắp bể

nuôi cấy hệ vi sinh mới được 6 ngày

 

 

Bể vi sinh sau tại thời điểm ngày nuôi cấy thứ 6

mau nuoc sau 6 ngay nuoi cay

Mẫu nước sau 6 ngày nuôi cấy trước (bên trái) và sau (bên phải) khi lắng 2 giờ. Vì bùn non nên tốc độ lắng tương đối chậm,  tuổi bùn còn thấp.

Trên đây là những chia sẻ thực tế về công đoạn nuôi cấy vi sinh. Có thể nói đây là công đoạn khó nhất và quan trọng trong hành trình cải tạo khôi phục hệ thống, nó mang tính quyết định thành công cho cả 1 quá trình dài trên dưới 2 tháng. Sau khi nuôi cấy vi sinh xong thì ta sẽ làm gì tiếp theo? Hãy cùng đón chờ những hành trình tiếp theo của mình nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở phần tiếp theo của series – HÀNH TRÌNH CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI.

– Lê Nguyên –

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535     Mobile:  0903 908 671 – 0933 015 035 (Mr.Nguyên)

Email: tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo