Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải

Amoni là một chỉ tiêu rất hay vướng phải nếu bạn xử lý nước thải sinh hoạt, mủ cao su cũng như một vài loại nước thải khác. Chỉ tiêu này là yêu cầu bắt buộc trong cả chỉ tiêu xả thải cột A và cột B. Chính vì vậy mà việc xử lý amoni trong nước thải được người vận hành rất quan tâm. Vậy để xử lý amoni trong nước thải ta cần chú ý những gì?

Những điều cần chú ý khi xử lý amoni trong nước thải
Test nhanh chỉ tiêu amoni trong nước thải tại văn phòng công ty – mẫu nước do khách hàng gửi về

Tham khảo chi tiết sản phẩm: Test nhanh Amoni (NH4/NH3) Sera

1. Oxy hòa tan (DO)

Vi sinh xử lý Amoni  trong nước thải đều là các chủng vi sinh hiếu khí. Do đó nồng độ oxy ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý amoni. Tuy nhiên quá trình xử lý amoni trải qua 2 giai đoạn là  nitrate hóa và khử nitrate. 2 giai đoạn này xảy ra ở 2 bể khác nhau nitrate hóa diễn ra ở bể Aerotank còn khử nitrate diễn ra ở anoxic do đó nhu cầu oxy của 2 quá trình cũng khác nhau

Để quá trình diễn ra mức DO tối thiểu là 2mg/L, tối ưu nhất là 5mg/L. Đối với quá trình khử nitrate oxy chỉ đóng vai trò xúc tác nên lượng DO chỉ cần duy trì ở mức 0.5mg/L

Quá trình xử lý amoni tiêu tốn một lượng rất lướng oxy đặc biệt là ở công đoạn Nitrate hóa. Ước tính cứ mỗi 100mgBOD oxy hóa tiêu tốn 33mgO2, 100mg amoni bị oxy hóa tiêu tốn đến 43mg O2.

Chính vì vậy mà chúng ta đảm bảo hệ thống sục khí luôn hoạt động hiệu quả và cấp đủ lượng oxy cần thiết cho quá trình xử amoni cụ thể là nitrate hóa.

Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải
Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải
Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải
Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải

2.Yêu cầu về BOD

Các chủng chuyên xử lý nito amoni là nitrosomonate và nitrobector thường yếu khó tăng sinh hơn các chủng xử lý chất hữu cơ thông thường đặc biệt là trong quá trình nitrate hóa. Do đó để quá trình nitrate hóa diện ra BOD phải được xử lý nước hoặc song song đồng thời. Điều này đòi hỏi chúng ta phải cung cấp lượng oxy đầy đủ để quá trình khử BOD và nitrate hóa không cạnh tranh lẫn nhau. Mức BOD lý tưởng để xử lý amoni là 20-30mg/L.

Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải
Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải

3.Cần pH lý tưởng

Xử lý amoni cực kì nhạy cảm với pH. Hiệu suất xử lý amoni bị suy giảm đáng kể nếu pH<6.8. Tuy nhiên việc xử lý amoni thường xuất hiện ở những hệ thống xử lý nước sinh hoạt, mà nước đầu vào của những hệ thống này thường không ổn định, đặc biệt là pH thay đổi liên tục.

pH tối ưu cần có cho quá trình xử lý amoni là từ 7.5-8. Đo đó cần phải giám sát chặt chẽ pH. Một giải pháp tối ưu cho quá trình ổn định pH là soda và bicar. Ngoài ra soda và bicar còn giúp năng kiềm hỗ trợ rất tốt cho quá trình xử lý amoni

Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải
Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải

pH đầu vào thiếu ổn định ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xử lý amoni trong nước

4.Nhiệt độ

Sau pH thì yếu tố mà quá trình xử lý amoni nhạy cảm có là nhiệt độ. Khi nhiệt độ giảm <10oC các quá trình trao đổi chất của vi sinh bị chậm lại. Khoảng nhiệt độ tối ưu là 25-35oC. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nên vấn đề này chúng ta cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên với một số ngành sản xuất có làm lạnh nước thì cần chú ý đến yếu tố nhiệt độ này

Những điều cần chú ý khi xử lý amoni trong nước thải
Bút đo pH tích hợp thêm tính năng đo nhiệt độ.

5.Khuấy trộn

Quá trình tích tụ bùn đáy tạo điều kiện cho quá trình kỵ khí diễn ra. Sản phẩm của kỵ khí có NH3 do đó nếu có tích tụ bùn đày thì thay gì sau xử lý amoni sẽ giảm thì lúc này amoni lại tăng thêm. Để xử lý vấn đề này ta cần phải khuấy trộn đầy đủ. Và giải pháp thường được sử dụng đó là sục khí. Việc sục khí giúp ta giải quyết đồng thời 2 vấn đề lớn là khuấy trộn và tăng DO trong bể xử lý.

Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải
Những Điều Cần Chú Ý Khi Xử Lý Amoni Trong Nước Thải

Sục khí khuấy trộn trong bể vi sinh giúp giải quyết đồng thời 2 vấn đề oxy hòa tan kèm khuấy trộn hệ thống không cho bùn tích tụ cục bộ

6. Có hệ thống và các chủng vi sinh phù hợp

Khác với việc xử lý BOD COD trong nước quá trình xử lý chỉ diễn ra ở điều kiện của bể Aerotank (hiếu khí). Quá trình xử lý amoni trải qua 2 giai đoạn quan trọng là nitrate hóa (chuyến hóa Amoni thành nitrate) và quá trình khử nitrate (chuyển nitrate thành nitrite rồi thành nito). 2 quá trình này diễn ra tại điều kiện khác nhau, nitrate hóa cần nhiều oxy nên diễn ra đồng thời tại aerotank cùng với quá trình xử lý BOD, COD trong nước. Còn quá trình khử nitrate đòi hỏi nồng độ oxy thấp do đó cần thực hiện tại bể Anoxic (thiếu khí).

Cụ thể các quá trình này diễn ra như thế nào mời mọi người cũng theo dõi ở link: https://tincay.com/tim-hieu-ve-vi-sinh-xu-ly-amoni-trong-nuoc-thai/

Ngoài ra quá trình Nitrate hóa cũng như khử nitrate cũng đòi hỏi chủng vi sinh đặc thù cho 2 quá trình này là nitrosomonate và nitrobector do đó chúng ta cần phải bổ sung thêm 2 chủng này thông qua chế phẩm vi sinh N1 cho hệ thống vi sinh

vi sinh microbelift n1 cua my

Microbelift N1 chuyên dùng xử lý AMONI – NITO trong nước thải

bo doi vi sinh microbelift ind va n1

Bộ đôi Microbelift IND và Microbelift N1 sử dụng cho HTXLNT

Tác giả: Lê Nguyên


Mọi thắc mắc về “Những điều cần chú ý khi xử lý amoni trong nước thải”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo