Amoni là một chỉ số quan trọng rất được những người vận hành hệ thống xử lý nước thải quan tâm. Tại sao lại như vậy? Và để xử lý được Amoni thì cần phải làm gì? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về dòng vi sinh xử lý Amoni nhé.
Tính độc hại của Amoni:
Amoni vô cùng độc hại cho các loại sinh vật dưới nhất đặc biệt là cá tôm, chúng gây ngộ độc là nguyên nhân gây ra cái chết của các loài thủy sản. Ngoài ra, chúng còn làm giảm oxy tan trong nước (DO) gây khó khăn cho quá trình hô hấp của sinh vật trong nước; do vậy mà việc kiểm tra và xử lý Amoni trong nước thải trước khi được thải vào nguồn tiếp nhận vào môi trường là cực kỳ cần thiết.
Test nhanh Amoni bằng test nhanh của Sera do Tin Cậy cung cấp
Làm sao để xử lý được Amoni?
Amoni tồn tại trong nước dưới dạng các hợp chất vô cơ và hữu cơ khác nhau phân ly thành ion NH4+ trong nước. Đặc điểm chung của tất cả các dạng tồn tại của Amoni là có khả năng phân hủy và chuyển hóa sinh học. Do đó, biện pháp sinh học luôn là ưu tiên hàng đầu trong xử lý Amoni.
Tuy nhiên không phải dòng vi sinh nào cũng có thể phân giải và chuyển hóa được Amoni. Với hoạt lực của các vi sinh thông thường thì điều này là rất khó khăn. Do đó, cần phải sử dụng dòng vi sinh chuyên dụng.
Microbelift N1 chuyên dùng xử lý AMONI – NITO trong nước thải
Để chuyển hóa được Amoni cần phải có quá trình Nitrat hóa:
- Quá trình oxy hóa Amoni thành Hydroxylamine, sau đó chuyển thành nitrite được thực hiện bởi vi khuẩn chuyên dụng Nitosomonas
- Quá trình oxy hóa Nitrite thành nitrate nhờ vào vi khuẩn Nitrobector.
Những dòng vi khuẩn này gọi chung là Chemolithotrophs, chúng sử dụng các chất vô cơ làm năng lượng và tiêu tốn oxy cho hoạt động sống hình thành tế bào. Năng lượng sinh ra từ quá trình nitrate hóa rất nhỏ nên thời gian tăng sinh và phát triển của các dòng vi sinh này là tương đối chậm (thời gian nhân đôi vào khoảng 6-24h). Vì vậy, để sử dụng vi sinh này có hiệu quả cần phải có thời gian lưu nước đủ lâu để vi sinh này hoạt động tốt nhất.
Dòng vi sinh Microbelift N1 chuyên cung cấp dòng vi sinh nitrosomenate & nitrobector cho hệ thống xử lý nước thải
Ngoài việc dùng đúng loại vi sinh chuyên dùng thì việc bổ sung vi sinh đúng nơi đúng hệ thống cũng vô cùng quan trọng, điều này giúp vi sinh tăng trưởng tốt và hoạt động xử lý hiệu quá. Hệ thống khử Amoni cần phải có bể Anoxic và Aerotank đây là 2 công trình diễn ra quá trình nitrate hóa và khử Nito trong nước thải.
Sơ đồ bổ sung vi sinh thích hợp đối với hệ thống khử AMONI-NITO
Bộ đôi Microbelift IND và Microbelift N1 sử dụng cho HTXLNT
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về vi sinh xử lý Amoni trong nước thải. Hy vọng mọi người sẽ hiểu thêm về các dòng vi sinh chuyên dụng này và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp hơn với loại nước thải của mình.
-Lê Nguyên-
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 Mobile: 0903 908 671 – 0933 015 035 (Mr-Nguyên)
Email: tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com