Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng

Kính hiển vi quang học là gì?

Kính hiển vi quang học là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát hình ảnh các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh. Kính hiển vi quang học là dạng kính hiển vi đơn giản, lâu đời nhất và cũng là phổ biến nhất. Các kính hiển vi quang học cũ thường phải quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt nhìn qua thị kính, nhưng các kính hiện đại hiện nay còn được gắn thêm các CCD camera hoặc các phim ảnh quang học để chụp ảnh.

Một kính hiển vi quang học gồm có nhiều bộ phận, có thể chia thành các phần như sau:

  • Nguồn sáng;
  • Hệ hội tụ và tạo chùm sáng song song;
  • Giá đỡ mẫu vật;
  • Vật kính(có thể là một thấu kính hoặc một hệ thấu kính) là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại;
  • Hệ lật ảnh (lăng kính, thấu kính);
  • Thị kính là thấu kính tạo ảnh quan sát cuối cùng;
  • Hệ ghi ảnh.
Cấu tạo của kính hiển vi
Cấu tạo của kính hiển vi

Như hình ảnh ở bên, các phần (theo đánh số) có thể được mô tả như sau:

  1. Thị kính: Có thể từ một đến 2 thấu kính thủy tinh cho phép tạo ra ảnh cuối cùng của vật qua hệ quang học. Độ phóng đại của thị kính khá nhỏ, thường chỉ dưới 10x, và được lắp đặt trong một ống trụ, cho phép thay đổi dễ dàng.
  2. Giá điều chỉnh vật kính hay còn gọi là đĩa quay gắn các vật kính có thể xoay đĩa để chuyển sang vật kính khác
  3. Vật kính: là thấu kính quan trọng nhất của các hệ tạo ảnh nhờ thấu kính, là một (hoặc có thể là hệ nhiều thấu kính) có tiêu cự ngắn, cho phép phóng đại vật với độ phóng đại lớn. Nhờ có giá điều chỉnh, các vật kính khác nhau có thể xoay để thay đổi trị số phóng đại. Trên vật kính có thể ghi các trị số phóng đại 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x, 80x hay 100x. Trong một số vật kính đặc biệt, người ta có thể sử dụng dầu nhằm tăng độ phân giải của hệ thống.

4, 5. Giá vi chỉnh, cho phép điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét trong quá trình tạo ảnh.

  1. Giá đặt mẫu vật hay còn gọi là bàn kính.
  2. Hệ thống đèn, gương… tạo ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật.
  3. Hệ thống khẩu độ, và các thấu kính hội tụ để hội tụ và tạo ra chùm sáng song song chiếu qua mẫu vật.
  4. Vi chỉnh cho phép dịch chuyển mẫu vật theo chiều ngang để quan sát các phần khác nhau theo ý muốn.

Nguyên tắc hoạt động

Kính hiển vi quang học hoạt động hoàn toàn trên nguyên tắc khúc xạ ánh sáng qua hệ các thấu kính thủy tinh. Vật kính, là loại thấu kính có tiêu cự ngắn, là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại ảnh của mẫu vật. Ảnh tạo ra qua thấu kính này là ảnh thật, và ngược chiều so với vật mẫu ban đầu. Ảnh được quan sát ở thị kính chỉ được lật đúng chiều nhờ hệ thấu kính (hoặc lăng kính) trung gian đóng vai trò hệ lật ảnh. Tùy theo cách thức quan sát, ghi nhận ảnh mà ảnh được tạo ra ở thị kính có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo. Ảnh này sẽ là ảnh ảo khi hệ thị kính được thiết kế để quan sát trực tiếp bằng mắt thường, hoặc sẽ là ảnh thật khi hệ thị kính được ghép vào các thiết bị ghi nhận như phim quang học hoặc CCD camera.

Các bước thao tác với kính hiển vi

  • Chuẩn bị Slide quan sát, đặt mẫu vật lên bàn tiêu bản

    • Lấy mẫu vật quan sát đặt trên slide. Đặt một tấm che ở góc 45 độ với slide giúp mẫu vật nằm ở vị trí chính giữa.
    • Đưa slide quan sát hoặc vật mẫu lên bàn đặt tiêu bản.
Đặt mẫu vật lên bàn tiêu bản kính hiển vi
Đặt mẫu vật lên bàn tiêu bản kính hiển vi
  • Điều chỉnh đèn chiếu sáng

    • Kính hiển vi thường được trang bị đèn chiếu sáng Led hoặc Halogen. Tùy màu sắc và mức độ của mẫu vật mà bạn điều chỉnh đèn chiếu sáng sao cho phù hợp.
    • Lưu ý chỉnh đèn vào đúng vị trí đặt vật mẫu để hình ảnh quan sát thể hiện rõ vật mẫu.
  • Điều chỉnh Diop kính hiển vi phù hợp

    • Đưa độ phóng đại về 0 sau đó điều chỉnh đến mức phóng mà bạn mong muốn.Nó tùy thuộc vào kích thước của vật mẫu và mong muốn quan sát của bạn. Ví dụ, nếu bạn sử dụng kính hiển vi sinh học để quan sát mẫu vật là hoa lá hay côn trùng, độ phóng đại lý tưởng là 40x.
    • Thực hiện thao tác một cách chậm để quen với hình ảnh kính mang lại.

Top 3 kính hiển vi quang học được lựa chọn nhiều nhất trên thị trường

1. Kính hiển vi 2 mắt Optika B159

Hãng sản xuất: Optika – Italy

Model: B159

Kính hiển vi 2 mắt Optika B159
Kính hiển vi 2 mắt Optika B159
  • Đầu kính: Loại 2 mắt, nghiêng 30°, quay 360°
  •  Khoảng cách liên đồng tử có thể điều chỉnh trong khoảng 48-75 mm
  •  Bù đi ốp bên mắt trái
  • Thị kính: Loại WF10x/18mm
  • Ổ lắp vật kính: Loại 4 vị trí, xoay 360°
  • Vật kính: Bao gồm 4 vật kính DIN tiêu sắc 4X/10X/40X/100X
  • Điều chỉnh tiêu cự:
  •  Điều chỉnh thô và chỉnh tinh đồng trục (độ chia: 0.002mm) với cơ cấu giới hạn, tránh va chạm giữa vật kính với mẫu.
  •  Có thể thay đổi độ căng của núm điều chỉnh.
  • Mâm kính: Mâm kính hai lớp 125 x 116mm với hệ thống kẹp tiêu bản
  •  Hệ thống dịch chuyển tiêu bản theo hai chiều X-Y trong khoảng 76 x 30mm với độ chia 0,1mm
  • Nguồn sáng: Đèn LED ánh sáng trắng với núm điều chỉnh cường độ bên trái của chân đế.

 

2. Kính hiển vi 2 mắt Optika B192

Hãng sản xuất: Optika – Italy

Model: B192

Kính hiển vi 2 mắt Optika B192
Kính hiển vi 2 mắt Optika B192
  • Chiếu sáng: Nguồn sáng loại X-LED với đèn LED ánh sáng trắng; điều khiển cường độ sáng bởi một núm xoay bên trái thân kính. Đèn LED công suất 3W, tương ứng với bóng đèn halogen 30-35W.
  • Chế độ quan sát: Trường sáng
  • Điều chỉnh tiêu cự:
    •  Điều chỉnh thô và chỉnh tinh đồng trục (độ chia, 0.002mm) với cơ cấu giới hạn phía trên, tránh vật kính va chạm vào mẫu.
    •  Có khả năng điều chỉnh độ căng của núm vặn.
  • Mâm kính:
    •  Mâm kính hai lớp với hệ thống dịch chuyển cơ, kích thước 125 x 115mm, khoảng dịch chuyển theo chiều X-Y là 76 × 30, hệ thống kẹp tiêu bản sử dụng cho một tiêu bản.
    •  Có thang chia trên cả hai chiều, độ chia 0,1 mm.
  • Ổ lắp vật kính: Có 4 vị trí lắp vật kính, xoay tròn với hệ thống bi.
  • Đầu kính:
    •  Loại 2 mắt, nghiêng 30°, quay 360°.
    •  Điều chỉnh bù đi ốp trên mắt trái
    •  Điều chỉnh khoảng cách liên đồng tử trong khoảng 48-75 mm
  • Thị kính: Thị kính thị trường rộng WF10X/18 với thị trường 18.
  • Các vật kính:
    •  Các vật kính DIN tiêu sắc, bao gồm: 4X/10X/40X/100X
    •  Tất cả các vật kính đã được xử lý chống nấm mốc.

3. Kính Hiển Vi Sinh Học Olympus CX23

Mã hàng: CX23 (CX23LEDRFS1)

Hãng sản xuất: Olympus – Nhật

Xuất xứ: Trung Quốc

Kính Hiển Vi Sinh Học Olympus CX23
Kính Hiển Vi Sinh Học Olympus CX23
  • Có xử lý chống mốc trên các bộ phận quang học để chống sự nẩy mầm và phát triển của nấm mốc.
  • Hệ thống quang học vô cực (infinity optical system).
  • Đầu quan sát hai thị kính, có thể điều chỉnh khoảng cách giữa hai đồng tử 48-75mm. Có vòng chỉnh độ Diop phù hợp với từng người quan sát.
  • Thị kính chống mốc 10X, quang trường rộng F.N 20, góc nhìn 300, mỗi thị kính có điều chỉnh độ Diop
  • Ổ gắn vật kính dạng mâm xoay 360°, có 4 vị trí lắp vật kính.
  • Độ phóng đại 1000 lần
  • Bàn để mẫu có kích thước 120 x 132 mm, có bộ phận giữ mẫu và dịch chuyển mẫu theo hai chiều X-Y.
  • Núm chỉnh di chuyển loại đồng trục bố trí bên phải. Hành trình di chuyển mẫu: X x Y 76 x 30mm

Bảo Trân tổng hợp 


Mọi thông tin về “Kính hiển vi quang học là gì? Cấu tạo và cách sử dụng” vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0358 871 302 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo