Kiểm Tra Thuốc Trừ Sâu Trong Rau Củ Quả

Ngày nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và việc sử dụng thuốc trừ sâu trong trái cây, rau củ quả luôn là nỗi lo của hầu hết gia đình. Vậy làm thế nào để khử thuốc trừ sâu để đảm bảo tốt cho sức khỏe con người?

Ngay cả cửa hàng đề rau an toàn nhưng chưa chắc đã an toàn. Có thể họ cũng mua ở chợ về bán, chẳng có phân tích hay lấy ở vùng nào có chứng nhận rau an toàn. Do đó, cách tốt nhất người tiêu dùng về luôn luôn phải tự xử lý lấy nhằm loại bớt thuốc trừ sâu (nếu có) trong thực phẩm, rau củ quả. Rau, củ, quả phải được làm sạch.

Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả
Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả

Rau củ quả nhiễm hoá chất thuốc trừ sâu hiện trở nên rất phổ biến. Nguyên nhân do canh tác bị sâu bệnh, người nông dân sử dụng thuốc quá liều, thu hoạch không có thời gian cách ly đúng quy định, thuốc thuốc trừ sâu còn tồn tại trong rau củ quả. Việc đi lấy mẫu chỉ đánh giá tình hình tại thời điểm đó chứ không có ý nghĩa về mặt phát hiện sự việc để, xử lý.

Cách lấy mẫu nhanh tại hiện trường

Kit kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu (VPR10) dùng để kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và Carbamate. Một hộp Kit VPR10 sử dụng cho 10 lần thử.

Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả
Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả

Phạm vi áp dụng:

  • Rau: Đậu Hà Lan non, bắp cải, rau diếp, cà chua, cà rốt.
  • Quả: Nho, dâu tay, lê, táo, anh đào.

Cách sử dụng

Xử lý mẫu:

  • Mẫu thử là rau: Lấy cả lá và cuống rau cắt nhỏ cỡ hạt ngô và trộn đều.
  • Mẫu thử là quả: Gọt lấy phần vỏ dày khoảng 5 mm, cắt thành mẩu nhỏ như với mẫu rau.

Tiến hành:

  • Bước1: Lấy khoảng 5 g mẫu rau hoặc quả đã cắt nhỏ cho vào túi chiết (lượng mẫu chiếm khoảng 1/3 túi).
  • Bước 2: Lấy 10 ml nước sạch cho vào cốc nhựa. Dùng kẹp bẻ hai đầu ống “chất hoạt hoá”, đổ hết dịch trong ống vào cốc đã chứa 10 ml nước, lắc nhẹ, sau đó, đổ dung dịch trong cốc vào túi mẫu, trộn đều hỗn hợp bằng các lắc khoảng 1 phút.
  • Bước 3: Lấy 1 ống dung môi chiết, cầm ống theo chiều đứng, dùng kẹp bẻ đầu trên của ống, sau đó đổ hết dung môi trong ống vào túi chứa mẫu chiết, đóng miệng túi và lắc nhẹ, đều trong khoảng 1-2 phút.
  • Bước 4: lắp đầu côn có vạch vàng vào “ống tách”, nghiêng túi để hỗn hợp dồn xuống một góc túi, dùng kéo cắt góc kia của túi để tạo một lỗ nhỏ. Mở nắp “ống tách”, đổ dịch chiết từ túi mẫu vào ống đã được bịt đầu dưới bằng một đầu côn kín (đầu côn có vạch màu). Ép nhẹ túi để thu hết phần dung môi chiết còn trong rau. Vặn chặt nắp ống tách, để ống theo chiều thẳng đứng cho đến khi dung dịch trong ống chia thành 2 lớp.
  • Bước 5: Hướng đầu dưới của ống tách vào đĩa thủy tinh, dùng kéo cắt phần dưới cùng của đầu côn để thu phần dung môi lớp dưới chảy xuống hết đĩa petri.

Chú ý: Chỉ lấy vừa hết phần dung môi lớp dưới. Khi chảy gần hết dung môi vặn chặt nắp lại cho dòng chảy chỉ còn nhỏ giọt và bỏ ra ngoài. Để dung môi trong đĩa bay hơi tự nhiên cho đến khô hoàn toàn. Chú ý nên để nơi thoáng gió (có thể sấy nhẹ khoảng 40oC cho dung môi bay hơi nhanh hơn).

  • Bước 6: Cắt vỏ bao “Bộ thuốc thử” lấy ống CV1, CV2 và giấy thử ra ngoài.
  • Bước 7: Sau khi dung môi trên đĩa thủy tinh đã bay hơi hoàn toàn, lấy một mẩu bông cho vào đĩa petri, Dùng bơm tiêm có lắp đầu côn lấy 0,4 ml “dung dịch pha”cho vào mẩu bông. Dùng kẹp đưa mẩu bông lau khắp đáy đĩa để thu triệt để chất chiết đã chiết được
  • Bước 8: Thu mẫu bằng cách cắm đầu côn vào cục bông, kéo nhẹ pittông của bơm tiêm để hút dung dịch trong mẩu bông vào đầu côn. Nếu trong đĩa còn dịch mẫu nên dùng mẩu bông này thấm lại lần nữa để thu triệt để. Cho toàn bộ dịch chiết mẫu thu được vào ống ký hiệu CV1, đậy nắp, lắc đều theo chiều dọc của ống. Để cho phản ứng diễn ra trong 30 phút.
  • Bước 9: Dùng đầu côn thứ 2 lấy 0,2 ml “Dung dịch pha”cho vào ống CV2, lắc kỹ để cho tan đều chất ở trong ống, sau đó hút hết dịch cho vào ống CV1, lắc đều, để 5 phút.
  • Bước 10:
    + Mở gói giấy thử dùng kẹp lấy mẩu giấy màu xanh cho vào ống CV1, lắc đều.

    + Quan sát sự chuyển màu của giấy thử để đọc kết quả.

Đọc kết quả:

  • Âm tính:  Nếu sau 5 – 6 phút giấy thử chuyển sang màu trắng.
  • Dương tính: Nếu sau 5 – 6 phút giấy thử vẫn còn màu xanh.
Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả
Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả. Nguồn ảnh: Internet

Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khi đi kiểm tra hiện trường, để đạt kết quả chính xác nên dùng máy kiểm tra thuốc trừ sâu hoặc máy phân tích, phương pháp sắc ký, phương pháp GC-MS hoặc LC-MS,… xử lý ở các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm đạt chuẩn.

Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả
Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả. Nguồn ảnh: Internet

Khử bớt thuốc trừ sâu trong rau củ quả

Đối với rau củ quả, con đường duy nhất làm sạch là rửa. Đầu tiên loại bỏ các loại rau dập nát- vì rau bị dập nát nếu còn hoá chất thuốc trừ sâu sẽ ngấm vào các tế bào bị dập nát nhanh hơn rất nhiều so với tế bào nguyên vẹn.

Cần cắt bỏ phần dập nát, cắt gốc, cắt rễ rồi nhẹ nhàng ngâm vào trong nước lạnh một khoảng thời gian nhất định (khoảng 5-10 phút) thì nếu còn hoá chất thuốc trừ sâu sẽ được tan dần ra. Sau đó, thay nhiều lần nước.

Nguyên tắc là phải rửa nhiều nước. Đừng cho rằng thấy rau hình thức rất sạch (không có đất, bùn) là đã sạch. Sạch ở đây là sạch hoá chất. Vì thế phải rửa lâu, rửa bằng tay, lưu ý những khe cuống lá… để tách chất bẩn (không chỉ đất cát mà còn cả thuốc bảo vệ thuốc trừ sâu..).

Rửa vài ba nước, tránh rửa sơ sơ, rửa ào ào. Cuối cùng nên rửa dưới vòi nước chảy để chảy đi hết. Vì ngâm nhấc vẫn còn dính trên lá. Sau đó để ráo nước rồi nấu.

Trong quá trình rửa cần cố gắng tránh làm cho rau bị dập nát tiếp. Vì rau bị dập nát rất dễ khuếch tán những chất độc vào tế bào. Việc làm này có tác dụng rất lớn làm giảm mức tối đa nếu như rau nhiễm hoá chất thuốc trừ sâu. Không những thế làm giảm những chất bẩn khác từ ruộng mang về.

Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả
Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả. Nguồn ảnh: Internet

Người tiêu dùng nên mua rau tươi, rau ngon không nên mua rau úa. Các loại rau dạng củ (củ cải, su hào,cà rốt, khoai tây) bao giờ cũng sạch hơn rau có lá. Trong các loại rau dạng lá thì rau trồng ở trên cạn thường sạch hơn rau ở dưới nước (rau cần, rau cải xoong…).

Rau dưới nước trồng ở môi trường ô nhiễm, suốt ngày ngâm trong nước (tế bào căng nước hút nước). Nhất là với rau cần có thân rỗng chứa toàn nước nhiễm bẩn, nếu không rửa sạch ở bên trong ra thì cũng có nguy cơ rất cao chứa độc tố.

Hiện trên thị trường Việt Nam đã có bán các sản phẩm nước rửa rau quả. Một trong những sản phẩm được ưa chuộng gần đây là nước rửa rau quả Botanika với thành phần làm sạch tự nhiên, được chứng nhận an toàn từ Úc, có công dụng giúp rửa sạch thuốc trừ sâu và sạch khuẩn bám trên rau quả.

Thay đổi thói quen rửa rau quả với nước rửa rau quả chính là biện pháp đơn giản, thiết thực giúp loại bỏ các chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh bám trên rau quả trong suốt quá trình trồng trọt, phân phối. Từ đó, mang lại bữa ăn ngon – sạch và an toàn đúng nghĩa cho gia đình.

Tổng hợp: Bảo Trân

Mọi thắc mắc về “Kiểm tra thuốc trừ sâu trong rau củ quả”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0358 871 302 – 0902 671 281 – 0932 063 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo