Ngày 8/10, giải Nobel Hóa học năm 2014 đã được Viện Viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao cho 2 nhà khoa học người Mỹ và một chuyên gia nghiên cứu người Đức, vì những công trình phát triển kính hiển vi huỳnh quang siêu nét (siêu phân giải) mang tính cách mạng của họ.
Vinh danh Eric Betzig, Stefan W. Hell và William E. Moerner
Ba nhà khoa học Eric Betzig, Stefan W. Hell và William E. Moerner được trao giải Nobel Hóa học năm nay vì đã giúp kính hiển vi quang học đặt chân vào thế giới nano.
Nhà khoa học Eric Betzig là công dân Mỹ, sinh năm 1960 tại Miami. Ông có bằng tiến sĩ năm 1988 tại trường đại học Cornell.
Nhà khoa học Ste Stefan W. Hell mang quốc tịch Đức, sinh năm 1962 tại Romania. Ông có bằng tiến sĩ năm 1990 tại trường đại học Heidelberg.
Tiến sĩ Stefan W. Hell hiện là Giám đốc Viện Hóa Lý Sinh Max Planck tại Trường Đại học Göt- tingen (Đức), kiêm Trưởng khoa tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Đức, thuộc Trường Đại học Y Heidelberg (Đức).
Kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải
Trước đây, chưa bao giờ các nhà khoa học có thể nghiên cứu tế bào sống trong những chi tiết phân tử nhỏ bé nhất. Kính hiển vi quang học có khá nhiều hạn chế vì không bao giờ cho ra hình ảnh độ phân giải tốt hơn một nửa bước sóng ánh sáng. Vào năm 1873, chuyên gia kính hiển vi Ernst Abbe đưa ra giới hạn vật lý về độ phân giải tối đa của kính hiển vi quang học truyền thống là nó không bao giờ có thể nhìn thấy rõ hơn 0,2 micromet.
Với sự trợ giúp của các phân tử huỳnh quang, những nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2014 khéo léo vượt qua được những giới hạn này. Thông qua kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải này (hay còn gọi là kính hiển vi nano), các nhà khoa học hình dung được quá trình mà các phân tử đơn lẻ bên trong các tế bào sống.
Họ có thể thấy được cách mà các phân tử tạo ra các khớp thần kinh giữa những tế bào thần kinh bên trong não cho đến hoạt động chuyển hóa AND. Họ cũng có thể theo dõi được protein liên quan đến các bệnh như Parkinson, Alzheimer và Huntington khi chúng kết hợp lại, họ có thể lần theo các protein đơn lẻ trong trứng thụ tinh khi phân chia thành phôi thai.
Ba nhà khoa học đã sử dụng 2 chùm sáng laser để khiến các phân tử phát sáng hoặc tắt dưới kính hiển vi tùy theo ý muốn của nhà nghiên cứu, từ đó thu được những bức ảnh có độ phân giải cao của các phân tử cực nhỏ.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nobel Sven Lidin, nhờ phát hiện về kính hiển vi huỳnh quang siêu nét của 3 nhà khoa học này, giờ đây tế bào có thể được nghiên cứu kỹ hơn, và ranh giới giữa hóa học với sinh học cũng ngày càng mờ đi.
Tin Cậy tổng hợp.
Theo TTO, WP.
Bài viết liên quan
Nhận Biết Nhanh Thực Phẩm An Toàn Như Thế Nào?
Nhận Biết Nhanh Thực Phẩm An Toàn Như Thế Nào? Giới thiệu nhận biết nhanh [...]
Th12
Kiểm Tra Nhanh Phẩm Màu Trong Thực Phẩm Dịp Tết
Kiểm Tra Nhanh Phẩm Màu Trong Thực Phẩm Dịp Tết Tết Nguyên Đán ở Việt [...]
Th12
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9
Nhân dịp mừng đại lễ Quốc Khánh 2/9 của cả nước, để thuận tiện cho [...]
Th8
Đo Nhiệt Độ Sản Phẩm Đông Lạnh
Đo Nhiệt Độ Sản Phẩm Đông Lạnh Cách đây vài chục năm, khi điều kiện [...]
Th6
Sự Ảnh Hưởng Của Xâm Nhập Mặn Trong Nuôi Tôm
Sự Ảnh Hưởng Của Xâm Nhập Mặn Trong Nuôi Tôm Hiện nay, vấn đề hạn [...]
Th5
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Đốm Đen Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Đốm Đen Trên Tôm Thẻ Chân Trắng Trong thời [...]
Th5