Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

  • Chất cấm trong chăn nuôi là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất.
  • Loại chất cấm trong chăn nuôi được sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là các chất  hormone kích thích tăng trọng hay còn gọi là “chất tạo nạc” là một hợp chất hóa học tổng hợp phenethanolamine thuộc họ chất chủ vận β- agonist được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.
  • Các chất chủ vận beta hay chất chủ vận thụ thể hormone tuyến thượng thận beta có tác dụng duỗi các cơ của đường dẫn khí, làm giãn rộng đường dẫn khí và dẫn đến việc hô hấp dễ dàng hơn. Chúng là một lớp các tác nhân bắt chước giao cảm tác động trên các thụ thể tuyến thượng thận beta.
Các hợp chất β – agonists làm giãn phế quản
Các hợp chất β – agonists làm giãn phế quản

Các hormone sinh trưởng thuộc nhóm β – agonists có tác dụng kích thích tăng cường quá trình trao đổi chất, chúng điều khiển các chất dinh dưỡng hướng vào mô cơ mà không hướng vào mô mỡ, nhờ đó làm tăng tỷ lệ nạc.

Họ β-agonist gồm 2 nhóm:

  • Nhóm β1-agonist gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, Epinephrine….
  • Nhóm β2-agonist gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính như Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine, Epinephrine (thúc chín tố), Fenoterol, Formoterol, Isoproterenol (β1and β2), Metaproterenol, Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol, Isoetarine, Pirbuterol, Procaterol, Ritodrine, Epinephrine.
  • Trong những chất kể trên thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.

CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM BETA AGONIST

  • Ở người: Chất Beta-agonist khi đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt các thụ thể beta-adrenergic à dẫn đến giãn nở cơ trơn trong phổi à từ đó làm giãn nở và mở rộng đường hô hấp.
    • Thụ thể beta-adrenergic gắn với một protein G kích thích của adenylyl cyclase. Enzyme này sẽ tạo ra một thông tín viên thứ hai là AMP vòng. Trong phổi, AMP vòng vừa làm giảm nồng độ canxi trong tế bào vừa kích hoạt  protein kinase A. Cả hai điều này sẽ làm bất hoạt myosin kinase nhưng đồng thời hoạt hóa myosin phosphatase. Ngoài ra, chất beta-agonist hoạt hóa và mở rộng kênh canxi và kali từ đó làm giãn nở tế bào cơ trơn đường hô hấp. Sự kết hợp của việc giảm canxi nội bào, sự gia tăng kali màng dẫn điện, và giảm hoạt hóa của myosin kinase dẫn đến giãn cơ trơn và giãn nở phế quản phổi à làm cho người bệnh hen suyển dễ thở hơn.
  • Ở gia súc: Ngoài cơ chế tác động như vừa nêu trên, còn có tác động làm tăng độ lớn của sợi cơ và tiêu biến mỡ ở gia súc theo cơ chế sau:
    • Khi beta-agonist kết dính vào các thụ thể beta-adrenergic trên tế bào mỡ, chúng sẽ làm hoạt hóa một số enzyme, từ đó làm giảm sự tổng hợp và tích lũy mô mỡ bên trong tế bào. Ngoài ra nó còn huy động mô mỡ trong tế bào để phân giải mỡ  nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể à đưa đến kết quả là tỷ lệ mỡ tích lũy trong cơ thể gia súc rất ít.
    • Đối với mô cơ cũng có chứa thụ thể beta-adrenergic ở trên bề mặt của nó. Sự tương tác của beta-agonist với thụ thể beta-adrenergic sẽ làm gia tăng tổng hợp của axit ribonucleic (ARN), từ đó làm gia tăng tổng hợp protein trong tế bào và Kết quả là làm gia tăng kích thước của tế bào cơ.
    • Sự tăng trưởng xảy ra bằng cách gia tăng chiều dài và độ lớn của sợi cơ một cách nhanh chóng (siêu nạc) chứ không gia tăng số lượng tế bào. Tuy nhiên sự gia tăng này là có hạn theo thời gian và không thể sử dụng kéo dài được vì sẽ làm cho gia súc chết.
So sánh heo có sử dụng chất tạo nạc - chất cấm trong chăn nuôi
So sánh heo có sử dụng chất tạo nạc – chất cấm trong chăn nuôi

ẢNH HƯỞNG CỦA  NHÓM BETA – AGONIST TRÊN NGƯỜI

  • Do chất cấm dùng để kích thích tăng trọng được sử dụng với liều cao hơn rất nhiều lần so với liều điều trị ở người nên hàm lượng tồn dư trong gia súc là khá lớn. Khi người ăn phải thịt gia súc có chứa nhóm beta-agonist về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như tim đập nhanh, tăng huyết áp, nhức đầu, tay chân run, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Do nhóm beta-agonist còn gây giãn nở cơ trơn tử cung nên nguy cơ cao đối với phụ nữ mang thai.
Sự nguy hiểm của chất tạo nạc - Chất cấm trong chăn nuôi
Sự nguy hiểm của chất tạo nạc – Chất cấm trong chăn nuôi

VẬY TẠI SAO BIẾT LÀ CHẤT CẤM MÀ MỘT SỐ NGƯỜI CHĂN NUÔI VẪN DÙNG?

  • Câu chuyện dùng chất cấm trong chăn nuôi tuy không mới, đã bị cấm rất nhiều năm nay rồi. Nhưng  một số người chăn nuôi và thương lái vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy một số người nuôi heo vẫn lén lút sử dụng. Vì sử dụng chất tạo nạc sẽ giúp heo tăng trọng nhanh hơn 25%, heo ít mỡ, nhiều nạc và màu sắc thịt đỏ tươi nên được người sử dụng và các công ty chế biến ưa dùng.

CÁCH NHẬN BIẾT THỊT HEO CÓ CHẤT CẤM

  • Trước tình trạng thịt heo bị nhiễm chất kích nạc khiến người tiêu dùng quan ngại khi sử dụng sản phẩm này. Trong khi loại thực phẩm này lại được dùng rất phổ biến và cần thiết cho cuộc sống nên người tiêu dùng cần phân biệt thịt heo chứa chất cấm và thịt của giống heo siêu nạc để có thể chọn được loại thực phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe cho gia đình dựa vào những đặc điểm sau:
  • Đặc điểm thịt theo siêu nạc: Khi heo còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Trên da còn xuất hiện đốm đỏ, heo đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục.
  • Heo có nạc nhiều vun cao (nạc gần sát với da), heo có mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4- 1cm (heo bình thường dày 1,5-2 cm). Thịt heo có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại (thịt heo bình thường có màu hồng tự nhiên và mịn); khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon.
  • Heo dùng một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…), khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có. Hoặc trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu… có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen.
  • Đặc điểm: thịt heo tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.
  • cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc - chất cấm trong chăn nuôi
cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc - chất cấm trong chăn nuôi
Cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc – chất cấm trong chăn nuôi

Ngày nay, ta còn có thể kiểm tra các chất cấm trong chăn nuôi bằng các kit kiểm tra nhanh, phù hợp với các cơ sở kiểm nghiệm, phòng xét nghiệm và người tiêu dùng có thể thực hiện ngay tại nhà.  Kit kiểm tra nhanh là một công cụ hữu ích cho phép thử nghiệm nhanh chóng, tiện lợi và chính xác trong việc kiểm tra sàn lọc tại hiện trường. Đây là phương pháp bán đinh lượng để phát hiện các chất cấm trong các mẫu thử.

Kit kiểm tra Hooc môn tăng trọng Salbutamol

  • Là dụng cụ thử nghiệm theo phương pháp sắc ký miễn dịch cạnh tranh, dùng để phát hiện bán định lượng chất tăng trọng Salbutamol trong mẫu nước tiểu, thịt, thức ăn chăn nuôi,…
  • Giới hạn phát hiện: 3ppb, 10ppb
  • Thời gian thử nghiệm: 5 – 10 phút
Kit kiểm tra Hooc môn tăng trọng Salbutamol
Kit kiểm tra Hooc môn tăng trọng Salbutamol – Kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi

Kit kiểm tra nhanh chất tăng trọng Clenbuterol

  • Giới hạn phát hiện: 1ppb, 3ppb
  • Thời gian thử nghiệm: 5 – 10 phút
Kít kiểm tra nhanh chất tăng trọng Clenbuterol
Kít kiểm tra nhanh chất tăng trọng Clenbuterol – Kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi

Kit kiểm tra nhanh chất tăng trọng Ractopamin

Là dụng cụ thử nghiệm theo phương pháp sắc ký miễn dịch cạnh tranh. Dùng để phát hiện bán định lượng chất tăng trọng Ractopamin trong mẫu nước tiểu, thịt, thức ăn chăn nuôi, …

  • Thời gian thử nghiệm: 5 – 10 phút
  • Quy cách: 20 kit/ hộp
  • Giới hạn phát hiện: 3ppb, 10ppb
Kit kiểm tra nhanh chất tăng trọng Ractopamin
Kit kiểm tra nhanh chất tăng trọng Ractopamin – Kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi

Quy trình thử nghiệm

  • Mẫu thử nước tiểu

    • Thu thập khoảng 20ml nước tiểu cho vào một ống ly tâm khô, sạch. Nước tiểu có thể được bảo quản trong tủ lạnh ở 4 ℃ trong ngắn hạn, nhưng nên tránh bị ô nhiễm.
    • Nếu có kết tủa hoặc bị đục trong nước tiểu, xin ly tâm trước khi thử nghiệm. Sau đó tiến hành kiểm tra.
  • Mẫu thử mô thịt

    • Lấy mẫu mô thịt. Cân 4,0 g mẫu thịt nạc đã xay nhuyễn vào một ống ly tâm 15 ml. Đặt ống ly tâm này vào nước sôi trong 10 phút để thịt co lại. Để nguội dịch chiết thu được.
    • Dùng pipet 0,2ml lấy 5 giọt dung dịch đệm cho vào ống ly tâm 1,5ml.
    • Nhỏ 5 giọt chất lỏng chiết xuất ra trong ống 15ml cho vào ống ly tâm 1,5 ml có dung dịch đệm. Trộn đều hổn hợp. Sau đó tiến hành kiểm tra.
  • Mẫu thử Thức ăn gia súc

    • Xay mẫu cho đến khi kích thước mẫu nhỏ như bột cà phê hòa tan (50% lọt qua sàng rây 20). Cho 1 gr mẫu vào ống ly tâm (15 mL). Thêm 3 ml dung dịch đệm vào ống ly tâm. Đậy nắp ống, lắc trong 5 phút. Ly tâm với tốc độ 7000 rpm trong 1 phút. Lấy dịch trong ở phía trên bề mặt. Sau đó tiến hành kiểm tra.
  • Chú ý: Nếu có lớp chất béo, chỉ cần đưa pipette qua các lớp chất béo và thu pha lỏng để thực hiện thử nghiệm.

TIẾN HÀNH KIỂM TRA

  • Lấy que thử ra khỏi túi và đặt nằm ngang.
  • Nhỏ từ từ 3 giọt mẫu chiết xuất vào hố mẫu xét nghiệm.
  • Diễn giải kết quả trong 5 – 10phút. Kết quả sau 10 phút được coi là không hợp lệ.

DIỄN GIẢI KẾT QUẢ

  • Dương tính: Chỉ có vạch C hiện màu rõ ràng cho thấy một kếtquả dương tính. Kết luận nồng độ Salbutamol 3ppb,  trong mẫu hoặc lớn hơn.
  • Âm tính: Cả 2 vạch C và T hiện màu.
  • Không hợp lệ: Vạch C không hiện màu, cho dù vạch T có hiện màu  hay không.

Trên đây là một số thông tin về chất cấm trong chăn nuôi, cơ chế tác động và cách nhận biết thịt heo có sử dụng chất cấm Tin Cậy chia sẻ đến quý khách.

Tác giả: Bảo Trân


Mọi thông tin chi tiết “Chất Cấm Trong Chăn Nuôi” xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0358 871 302 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo