Ảnh Hưởng Của pH Đến Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Học
pH nước luôn là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là các hệ thống vi sinh. Tùy vào điều kiện môi trường, hoạt động sản xuất tại cơ sở mà pH nước có thể cao hoặc thấp mà mức ảnh hưởng của pH đến hệ thống sinh học khác nhau. Tuy nhiên pH nước tối ưu cho quá trình xử lý thường từ 6,5-7,5. Vậy khi pH nước không ở mức tối ưu thì hệ thống sẽ bị ảnh hưởng của pH như thế nào?
Ảnh hưởng của pH khi pH nước nhỏ hơn 6,5:
- Hiệu suất xử lý của quá trình sinh học phụ thuộc vào hoạt động của enzymedo các vi khuẩn tiết ra trong quá trình sống. Khi pH<6,5 thì hoạt động sống của vi sinh vật bị ức chế giảm lượng enzyme được tiết ra từ đó làm giảm hiệu xuất xử lý của toàn hệ thống sinh học.
- Tăng sinh khí gây mùi H2S, H2S có khả năng chuyển hóa thành H2SO4 độc hại gây ăn mòn vật liệu và thiết bị. Riêng khí H2S là một khí gây mùi hôi thối khó chịu (mùi trứng ung) và độc hại cho con người.
- Vỡ bông cặn: bông cặn lớn hỗ trợ rất nhiều cho quá trình lắng, khi bông cặn vỡ nhỏ việc lắng sẽ khó hơn khi đó phải dùng thêm hóa chất trợ lắng. Với các loại nước thải có TSS cao thì việc vỡ bông cặn gây khó khăn cho việc loại bỏ TSS.
- Mới pH ở mức quá axit giúp đẩy mạnh quá trình tăng sinh của các loại nấm sợi hay vi khuẩn không mong muốn. Điều này làm cạnh tranh dinh dưỡng đặc biệt là oxy với các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi. Khi nấm phát sinh quá nhiều trong bể vi sinh sẽ gây ra hiện tượng bùn nổi và khó lắng làm giảm hiệu quả xử lý.
Ảnh hưởng của pH khi pH nước lớn hơn 7,5:
- Khi pH ở mức kiềm cũng xảy ra 3 hiện tượng tương tự như khi pH<6,5 đó là làm suy giảm hệ enzyme cho vi sinh tiết ra,vỡ bông cặn, và tăng sinh các vi khuẩn cạnh tranh không mong muốn. Hậu quả đều gây giảm hiệu xuất của quá trình xử lý.
- Làm dịch chuyển cân bằng NH3 + H20 -><- (NH4+) + (OH-) về phía tạo nhiều NH3. NH3 là dạng tồn tại độc và khó xử lý hơn NH4+. Thông thường các vi khuẩn chuyển hóa amoni sẽ oxy hóa NH4+ thành các hợp chất khác ít độc và dễ bay hơi hơn. Khi pH cao môi trường có tính kiểm thì các vi sinh vật xử lý nito sẽ bị ức chế và khó tăng sinh phát triển.
Cách khắc phục và suy trì pH ổn định:
Để cân bằng được pH ở ngưỡng trung tính ta cần phải xác định được pH của nước đang ở mức nào bằng các thao tác đơn giản như dùng bút đo hay có thể là test nhanh.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Bút đo pH Hi98107 Hanna
- Nếu pH <5 tức là nước có tính axit vì vậy cần có dùng xút để nâng pH lên
→ Tham khảo bài viết: https://tincay.com/vai-tro-cua-xut-trong-xu-ly-nuoc-thai/
- Nếu pH>9 tức là nước có tính kiềm cần dùng axit để hạ pH xuống
- Cả 2 trường hợp trên cần lưu ý khi pH đã về ngưỡng 6.5-8 thì nâng dùng soda hoặc bicar để điều chỉnh cân bằng pH. Vì cân bằng axit-bazo trong nước xảy ra rất nhanh chỉ cần dùng dư 1 lượng axit hay bazo rất nhỏ thì pH cũng có thể từ mức kiềm => axit và ngược lại. Nếu pH nước đã ổn định mức 6-8 thì ta chỉ cần bổ sung soda hoặc bicar thì pH sẽ cân bằng ổn định
→ Tham khảo sản phẩm: Hóa chất Sodium Bicarbonate – Bicar Z
→ Tham khảo bài viết: https://tincay.com/su-khac-biet-giua-soda-va-bicar/
Tác giả: Lê Nguyên
Mọi thắc mắc về “Ảnh hưởng của pH đến hệ thống xử lý nước thải sinh học”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn
Facebook: Tin Cậy Group
Bài viết liên quan
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc Sử dụng đĩa Petrifilm đếm khuẩn [...]
Th1
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải Trong lĩnh vực sinh [...]
Th12
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn Chất thải [...]
Th11
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng Phương pháp xử lý [...]
Th10
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục Nước [...]
Th10
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí Ngày [...]
Th7