Thời Điểm Thích Hợp Để Nuôi Cấy Vi Sinh

Hệ thống xử lý nước thải đạt đầu ra tốt, yêu cầu các công trình bên trong nó phải xử lý hiệu quả. Đặc biệt, với các công trình xử lý có hệ thống bể vi sinh thì một hệ vi sinh khỏe mạnh sẽ giảm thiểu rất nhiều những mối lo cho hệ thống. Nhưng con người cũng có lúc đau ốm thì vi sinh cũng vậy.

Những lúc đó ta cần phải nuôi cấy thêm để cải tạo và phục hồi “sức đề kháng” cho hệ vi sinh. Có phải nuôi cấy bất cứ thời điểm nào cũng được hay không? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách nuôi cấy một hệ vi sinh cũng như lựa chọn thời điểm thích hợp để nuôi cấy vi sinh mới nhé.

Hệ thống bể vi sinh của một cơ sở xử lý nước thải - Thời điểm thích hợp để nuôi cấy vi sinh
Hệ thống bể vi sinh của một cơ sở xử lý nước thải – Thời điểm thích hợp để nuôi cấy vi sinh

Những yêu cầu đối với nước nuôi cấy vi sinh

Vi sinh rất nhạy cảm đối với các chất khử trùng cũng như nước có tính kiềm hoặc axit quá cao. Do đó, nước để nuôi cấy vi sinh phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Không có thuốc khử trùng (có thể kể đến như KMnO4, chlorine, H2O2,…). Nước mới được cung cấp từ thủy cục thường chắc chắn sẽ có các chất này để diệt khuẩn, nên khi nuôi cấy bằng nước sạch thì ta bơm nước vào bể chứa cho sục khí ít nhất 5-6 tiếng, hoặc để qua đêm càng tốt. Vì các chất khử trùng này có đặc tính dễ bay hơi.
  • pH nước phải giữ ở mức trung tính từ 6-8, tốt nhất là 7.2-7.5.
  • Nếu nuôi cấy hiếu khí thì nồng độ oxy hòa tan cũng rất quan trọng. Sục khí liên tục để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho quá trình nuôi cấy.
Bể vi sinh luôn được sục khí đảm bảo về chỉ số DO - Thời điểm thích hợp để nuôi cấy vi sinh
Bể vi sinh luôn được sục khí đảm bảo về chỉ số DO – Thời điểm thích hợp để nuôi cấy vi sinh

 

pH kiểm tra liên tục bằng bộ điều khiển pH controller - Thời điểm thích hợp để nuôi cấy vi sinh
pH kiểm tra liên tục bằng bộ điều khiển pH controller – Thời điểm thích hợp để nuôi cấy vi sinh

Chuẩn bị gì để nuôi cấy vi sinh?

Đương nhiên nuôi cấy vi sinh thì không thể thiếu vi sinh gốc rồi. Chúng ta cần ước lượng trước thể tích nước trong bể vi sinh là bao nhiêu. Sau đó, tính toán ra lượng vi sinh gốc cần có, nên tính dư 10-20% để phòng hờ các sự cố phát sinh. Có nhiều người sẽ nghĩ đến dùng bùn hoạt tính để thay cho vi sinh, điều nay không sai nhưng về lâu dài sử dụng bùn hoạt tính sẽ mang những mầm bệnh tiềm tàng. Theo chúng tôi là không nên dùng bùn hoạt tính để thay thế.

Vi sinh xử lý nước thải Microbe-lift IND được khách hàng chuẩn bị đầy đủ từ trước quá trình nuôi cấy
Vi sinh xử lý nước thải Microbe-lift IND được khách hàng chuẩn bị đầy đủ từ trước quá trình nuôi cấy

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Vi sinh xử lý nước thải Microbe-lift IND

Chất dinh dưỡng là vật tư tiếp theo cần cung cấp. Vi sinh cũng giống con người cũng cần được ăn để phát triễn và hoạt động. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của vi sinh là Carbon, được cung cấp thông qua mật rỉ đường.

Mật rỉ đường do Tin Cậy cung cấp chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình nuôi cấy vi sinh
Mật rỉ đường do Tin Cậy cung cấp chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình nuôi cấy vi sinh

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Mật rỉ đường

Thời điểm nào nuôi cấy thích hợp?

Nếu nuôi cấy mới thì chúng ta nên lựa chọn thời điểm ban ngày vào sáng sớm. Lúc này nhiệt độ môi trường từ 25-30 độ rất thích hợp cho vi sinh thích nghi với môi trường mới. Khi thả vi sinh vào nước ta cũng cho đồng thời cho mật rỉ vào. Lúc thả vi sinh tạm thời cho ngưng máy thổi khí vì nếu khí vẫn đi lên có thể sẽ lôi cuốn theo vi sinh mới cho vào. Cho vi sinh và mật rỉ vào rồi thì dùng gậy dài khuấy đều nước sau đó mới mở máy thổi khí lại và tăng lưu lượng khí từ từ tránh tăng đột ngột.

Còn với các cơ sở đã có sẵn, đang hoạt động thì cho vào ngày thường thì vi sinh sẽ ngay lập tức bị sốc tải và khó tăng sinh. Vì tải lượng nước thải sẽ cho vào liên tục đặc tính cũng thay đổi theo sẽ khó cho vi sinh mới vào thích nghi.

Do đó, với những cơ sở đã hoạt động thì thời điểm thích hợp nhất đó là vào cuối tuần. Thông thường cuối tuần sẽ là những ngày chạy không tải, nước sẽ tuần hoàn trong hệ thống mà không có nước thải mới vào, đặc tính nước thải rất ổn định nên sẽ cực kỳ phù hợp cho việc cấy thêm và cải tạo

Cuối tuần không có nước thải mới là thời điểm thích hợp nhất để nuôi cấy vi sinh với hệ đang sẵn có
Cuối tuần không có nước thải mới là thời điểm thích hợp nhất để nuôi cấy vi sinh với hệ đang sẵn có
Với hệ thống sẵn có thì bùn sẽ bị già và có màu nâu sậm gần như đen
Với hệ thống sẵn có thì bùn sẽ bị già và có màu nâu sậm gần như đen

Với cả trường hợp nuôi cấy mới hay trên hệ đã có sẵn thì khi mới bổ sung vi sinh vào thì một điều bắt buộc là tuần hoàn bùn 100% không thải bỏ. Vì lúc mới bổ sung vi sinh vào thì cái bùn này chứa vi sinh mới rất tốt nên thải bỏ sẽ là một sự lãng phí.

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về việc lựa chọn thời điểm cũng như chuẩn bị để nuôi cấy và bổ sung vi sinh. Hy vọng với những thông tin này các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn đầy đủ hơn và chọn thời điểm thích hợp hơn để nuôi cấy vi sinh mới.

Tác giả: Lê Nguyên

Mọi thắc mắc về “Thời điểm thích hợp để nuôi cấy vi sinh”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0902 882 249 – 0358 867 306 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo